- Trang chủ
- Tin tức
Phân biệt các dòng nguyên liệu keo ong hiện nay
Bài viết này nói về:
- Keo ong là gì
- Phân loại theo dung môi chiết
- Theo thể chất
- Loài ong và khu vực địa lý
- Lựa chọn loại keo ong phù hợp
A + B: Keo ong xanh Brazil C: Keo ong nâu Brazil D: Keo ong đỏ Brazil
Keo ong là gì?
Keo ong là một thành phần đặc biệt được tìm thấy trong tổ các loài ong mật khắp nơi trên thế giới. Khác với mật ong hay sáp ong chiếm tỷ lệ lớn trong tổ, Keo ong được ong thợ sản xuất ra, đó là sự kết hợp từ ba thành phần độc đáo: nhựa của chồi non, tuyến nước bọt cùng một chút sáp ong. Hỗn hợp này được ong thợ nhai trộn đều trong miệng và sử dụng để vá các vết nứt trong tổ, bao bọc xác côn trùng xâm nhập và bị chết trong tổ.
Keo ong có đặc tính kháng khuẩn mạnh làm cho xác côn trùng không bị phân hủy, thối gây nhiễm khuẩn lan ra khắp tổ ong.
Với những đặc tính nổi bật bao gồm tác dụng kháng khuẩn mạnh, chống oxy hóa, chống viêm của keo ong, các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp chiết xuất Keo ong từ tổ của các loài ong mật để có thể ứng dụng làm nguyên liệu thuốc, nguyên liệu mỹ phẩm hoặc các nguyên liệu chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm: 17 tác dụng của keo ong
Phân loại nguyên liệu keo ong
Nguyên liệu keo ong được sản xuất từ tổ ong mật bằng nhiều phương pháp chiết xuất khác nhau. Dựa vào nguồn gốc tổ ong, loài ong, khu vực khai thác nguyên liệu tổ ong, phương pháp chiết xuất cũng như dung môi chiết mà chúng ta có những dòng nguyên liệu keo ong khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các dòng nguyên liệu keo ong được biết phổ biến hiện nay đã có mặt trên thị trường.
Dung môi chiết xuất
Chiết xuất cồn: Có khoảng hơn 300 thành phần hoạt chất được phát hiện có trong keo ong. Các loại keo ong thu hái ở các vùng khác nhau, của các loài ong khác nhau có tỷ lệ thành phần khác nhau. Tùy thuộc vào loại nhựa cây mà loài ong thợ lấy cũng tạo nên chất lượng keo ong khác nhau. Sử dụng Cồn (Ethanol) để chiết xuất keo ong được biết là phương pháp đơn giản và thu được nhiều thành phần có hoạt tính cao. Phương pháp này đơn giản hơn so với sử dụng dung môi nước, bởi các thành phần trong keo ong dễ dàng phân tán trong cồn hơn.
Tuy nhiên nhược điểm của chiết xuất keo ong sử dụng dung môi cồn:
- Tồn dư cồn nên khó phù hợp với các sản phẩm cho trẻ em.
- Thường bị tủa khi pha với nước, không phù hợp với các dòng sản phẩm dạng lỏng.
- Dung môi cồn có thể chứa nhiều thành phần khó hấp thu hơn so với dạng chiết xuất sử dụng dung môi nước.
Dịch chiết nước: Sử dụng dung môi nước để chiết xuất Keo ong đòi hỏi phương pháp chiết kỹ thuật cao hơn bởi trong keo ong có nhiều thành phần khó phân tán trong nước. Do vậy giá thành loại nguyên liệu keo ong tan chiết bằng nước thường cao hơn khá nhiều chiết xuất keo ong sử dụng dung môi cồn.
Một số lợi ích loại keo ong chiết nước:
- Sinh khả dụng cao hơn: nguyên liệu chiết xuất keo ong sử dụng dung môi nước thân thiện với đường tiêu hóa và có sinh khả dụng đường uống cao hơn hẳn so với loại kkeo ong được chiết xuất bằng cồn.
- Phù hợp với các sản phẩm dạng nước: Dịch chiết nước keo ong dễ dàng phân tán trong nước tạo thành dung dịch đồng nhất, không bị tủa nên dòng nguyên liệu này thường phù hợp với các sản phẩm dạng lỏng, đặc biệt với trẻ em bởi không chứa cồn, mùi vị dễ chịu.
Xem thêm: Vì sao nên sử dụng keo ong tan trong nước
Thể chất
Dựa vào thể chất để phân loại nguyên liệu keo ong có 2 loại chính đó là: Keo ong dạng lỏng và Keo ong dạng bột. Tùy vào từng dạng bào chế khác nhau mà có thể lựa chọn các dòng keo ong dạng lỏng hoặc dạng bột cho phù hợp với quy trình sản xuất.
Với các dạng viên nén, nang hoặc cốm có thể sử dụng loại nguyên liệu keo ong ở dạng bột.
Với các sản phẩm dạng nước, dạng lỏng nên lựa chọn dòng nguyên liệu keo ong dạng lỏng tan trong nước hoặc tan trong cồn.
Phân loại theo loài ong và khu vực
Trên thế giới có 9 loài ong mật, các tổ ong mật đều có keo ong. Keo ong được sản xuất từ tổ của các loài ong mật trên khắp thế giới được gọi chung là keo ong. Tuy nhiên ở Brazil có một số loại keo ong khác biệt hẳn so với các loại keo ong khác, trong đó phổ biến được biết đến nhiều nhất gồm 3 loại
Keo ong xanh Brazil (Brazilian Green Propolis): Keo ong xanh Brazil được chiết xuất từ tổ của loài ong mật phương tây (Apis mellifera) ở những khu vực phân bố chủ yếu loài thực vật cúc bản địa Baccharis dracunculifolia. Keo ong xanh được ong mật phương tây hút nhựa chủ yếu từ chồi non cây cúc này tiết ra nên chúng có những đặc điểm nổi bật hơn so với loại keo ong khác đó là tính kháng khuẩn mạnh. Những nghiên cứu công bố cho thấy Keo ong xanh có đặc tính kháng khuẩn cao hơn hẳn so với các loại keo ong khác khi được so sánh cùng.
Keo ong nâu Brazil: phân bố chủ yếu ở miền nam của đất nước Brazil, thường sử dụng nhựa của loài cây Araucaria, đôi khi cũng có một số các hợp chất được tìm thấy trong cây Baccharis dracunculifolia.
Keo ong đỏ Brazil: là đặc điểm của keo ong đặc trưng thuộc vùng đông bắc Brazil có màu đỏ, nó ở trong tổ ong rừng ngập mặt của các loài ong mật, chúng hút nhựa chủ yếu từ loài thực vật Dalbergia ecastophyllum.
Xem thêm: Keo ong xanh là gì? Cách phân biệt
Keo ong đỏ là gì? Thành phần và những công dụng nổi bật
Lựa chọn nguyên liệu keo ong phù hợp
Rất nhiều dòng sản phẩm trên thế giới ứng dụng những lợi ích của keo ong để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, phòng bệnh cũng như làm đẹp của con người. Một số các dòng sản phẩm phổ biến sử dụng keo ong:
- Sản phẩm chăm sóc răng miệng: Kem đánh răng, nước súc miệng, kem bôi nhiệt miệng
- Sản phẩm bôi ngoài da: kem trị mụn, kem bôi da
- Sản phẩm đường uống: xịt họng, viên ngậm, viên uống, dung dịch, siro…
Tùy thuộc vào các dạng bào chế của sản phẩm mà nên cân nhắc lựa chọn các dòng nguyên keo ong phù hợp để giảm chi phí sản xuất, phù hợp với sản phẩm và được người tiêu dùng ưa thích lựa chọn mua.
Xem thêm: Solubpolis Chiết xuất keo ong hòa tan trong nước