Đang gửi...

Những điều nên biết về dinh dưỡng của Nấm sò

Bài viết này nói về:

Dinh dưỡng nấm sò

Nấm sò là một loại nấm ăn thông thường, chúng được gọi là nấm sò bởi bề ngoài chúng giống như con sò biển (Oyster). Đây là loại nấm phổ biến và được tiêu thụ như một loại thực phẩm yêu thích ở nhiều nơi bởi giá trị dinh dưỡng và hương vị tuyệt vời của nó. Ở Trung Quốc, các ghi chép từ xưa cho thấy Nấm sò được coi như một vị thuốc dùng để điều trị nhiều tình trạng bệnh khác nhau và được sử dụng với mục đích giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cho những người mới ốm dậy, hay ốm.

Dinh dưỡng của nấm sò

Nấm sò cung cấp chất xơ, beta-glucan và nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe con người. Chúng có thể được chế biến kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác mà vẫn giữ được hương bị nấm đặc trưng.

Nghiên cứu dinh dưỡng nấm sò ghi nhận lượng nấm sò thái lát khoảng 86g cung cấp 28 calo và nhiều thành phần khác:

Protein: 2.9g

Carbohydrate: 5.2g

Chất béo: 0.3g

Natri: 15.5mg

Chất xơ: 2g

Đường: 0.95g

Niacin: 4.2mg

Chế độ ăn có chứa Nấm sò là chế độ ăn khoa học, chúng đặc biệt rất ít calo, gần như không có chất béo, giàu chất xơ và giàu các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất.

Lợi ích sức khỏe khi ăn nấm sò

Thành phần dinh dưỡng nấm sò cũng cho thấy chúng có tác dụng tốt lên sức khỏe nếu được tiêu thụ thường xuyên. Những hợp chất xơ, beta-glucan, polysaccharide có thể ảnh hưởng tốt tới tiêu hóa, hệ miễn dịch, tim mạch và nhiều cơ quan khác. Dưới đây là những lợi ích tiềm năng của Nấm sò:

  • Giảm cholesterol máu
  • Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
  • Tăng cường miễn dịch: tác dụng này được cho là đến từ 2 thành phần chính đó là Polysacharide và betaglucan có tác dụng trực tiếp tăng cường miễn dịch của cơ thể. Các nhà khoa học cũng cho rằng lượng chất xơ lớn cũng hỗ trợ tăng cường miễn dịch ở đường tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Phòng ngừa ung thư.
  • Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường chức năng trao đổi chất.

Lựa chọn Nấm sò

Bạn dễ dàng nhìn thấy Nấm sò được bán ở nhiều khu chợ truyền thống, trong siêu thị hoặc thậm chí ngay tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhỏ, tạp hóa. Dưới đây là những lưu ý khi lựa chọn nấm sò:

  • Nấm sò có nguồn gốc: Không nên tiêu thụ các loại nấm sò ngoài tự nhiên bởi có thể một số loài nấm không ăn được có hình dạng như nấm sò mà bạn không hay biết. Hãy lựa chọn các loại nấm được cung cấp từ các nhà chuyên sản xuất Nấm sò có nguồn gốc rõ ràng.
  • Nấm mới thu hái và còn tươi có hàm lượng dinh dưỡng và hương vị tốt hơn so với các loại nấm đã bảo quản lâu, bị dập nát.
  • Có khoảng hơn 40 loại nấm sò trên thế giới như sò vàng, sò hồng, sò canh, sò trắng và nhiều loại khác… chúng đều có vị ngọt nhẹ, hương nấm sò đặc trưng, có thể kết hợp nấu cùng các thực phẩm khác.
  • Nấm sò phát triển phù hợp vào mùa xuân nhưng hiện nay nó được trồng và cung cấp quanh năm. Lựa chọn nấm sò hữu cơ có giá trị tốt nhất bởi nấm sò trồng trên nền chất dinh dưỡng. Sự kiểm soát chất nền có vai trò rất quan trọng liên quan đến chất lượng dinh dưỡng của quả thể nấm.
  • Nên chế biến nấm sò tươi sau khi thu hoạch từ 47 ngày. Nếu bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể sử dụng lâu hơn. Tuy nhiên ăn ngay khi thu hái có lượng dinh dưỡng và hương vị ngon nhất.

Chế biến nấm sò

Làm sạch nấm sò trước khi chế biến. Nấm sò có cấu trúc đặc biệt bị ngấm nước khi rửa do vậy bạn nên vẩy nhẹ nhành sau khi rửa sạch bằng nước để loại bỏ nước khỏi nấm. Có thể sử dụng khăn hoặc giấy thấm nước để làm khô nấm sò trước khi chế biến.

Nấm sò rất nhanh chín, do vậy với các món hầm hoặc xào cùng thịt lâu chín. Bạn nên bỏ nấm sò sau cùng ở khâu chế biến giúp món ăn ngon hơn.

Nấm sò phù hợp với nhiều kiểu chế biến khác nhau:

  • Sào
  • Nấu
  • Hầm
  • Hoặc nấu soup
  • Áp chảo

Tin nổi bật