- Trang chủ
- Tin tức
Cumin là gì? Thành phần, lợi ích và những lưu ý khi sử dụng
Bài viết này nói về:
Cumin là gì?
Cumin là một loại hạt của cây gia vị nổi tiếng cây Cuminum cyminum, có nguồn gốc từ Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Cumin hay còn được biết đến với tên gọi Hạt Thì Là Ai Cập.
Sở dĩ được gọi là thì là Ai Cập bởi theo truyền thuyết từ xa xưa ở Ai Cập cho rằng trong lễ cưới cô dâu và chú rể giữ 2 hạt Thì là này sẽ có cuộc sống hạnh phúc đủ đầy đang chờ đón họ.
Khác với các hạt Thì Là được trồng phổ biến tại Việt Nam (Dill), hạt Cumin nhỏ hơn và sẫm màu hơn so hạt thì là Dill.
Cumin được sử dụng dưới dạng bột, chủ yếu được nghiền từ các hạt cumin khô. Chúng có mùi thơm đặc trưng có thể sử dụng làm:
- Gia vị trong chế biến món ăn.
- Thuốc y học cổ truyền.
- Nguyên liệu thực phẩm bổ sung hàng ngày.
- Nguyên liệu thô để sản xuất tinh dầu
Thành phần dinh dưỡng
Cumin được sử dụng làm gia vị bởi trong cumin rất giàu thành phần tinh dầu tạo nên hương và vị đặc trưng. Chúng khá phổ biến trong văn hóa ẩm thực Bắc Phi, Trung Đông, phía Tây Trung Quốc, Ấn Độ và Mexico. Trước đây chúng được trồng nhiều nhất tại Iran nhưng hiện nay Ấn độ mới là nước cung cấp sản lượng Bột Cumin lớn nhất trên thế giới.
Cumin có vị đắng, tính ấm, chứa nhiều thành phần dễ bay hơi, hợp chất thơm đặc trưng như cuminaldehyde, pyrazin và các dẫn xuất của nó.
Về dinh dưỡng, theo trung tâm dữ liệu thực phẩm của bộ nông nghiệp Hoa Kỳ ghi nhận, mỗi muỗng cà phê hạt Cumin có chứa: 7,88 calo, 0,37 g chất đạm, 0,47 g chất béo, 0,93 g carbohydrate.
Cùng một lượng hạt đó nó cũng chứa: 19,6mg calci 1,39mg sắt và 7,69mg magiê.
Cumin cũng chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như các hợp chất trong nhóm Flavonoid.
5 lợi ích sức khỏe của Cumin
Theo y học cổ truyền, Cumin có tính ấm nóng giúp ăn dễ tiêu, lợi tiểu, gây trung tiện và có khả năng làm xe, trị co thắt. Nó được sử dụng làm gia vị để trị chứng ăn khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đầy hơi và đau bụng. Ở phương đông nhiều quốc gia vẫn sử dụng Cumin như một loại thuốc dân gian để trị bệnh. Họ cũng cho rằng Cumin có tác dụng làm mất sữa ở phụ nữ đang cho con bú, giảm buồn nôn ở giai đoạn đầu thai nghén.
Theo các nghiên cứu khoa học, ngày càng có nhiều tác dụng mới của Cumin được công bố gần đây. Dưới đây là tổng hợp 5 tác dụng của Cumin với sức khỏe.
1. Kiểm soát cân nặng
Cumin có lợi trong quá trình giảm cân.
Năm 2015, một nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng giảm cân của Cumin với thuốc giảm cân và giả dược. Sau 8 tuần, nhóm sử dụng Cumin và thuốc đều giảm cân đáng kể có ý nghĩa.
Năm 2014 báo báo nhóm phụ nữ sử dụng Cumin kết hợp với sữa chua mỗi ngày trong 3 tháng có thể giảm trọng lượng cơ thể, kích thước vòng eo và mỡ trong cơ thể.
2. Mỡ máu
Tiêu thụ 3g cumin mỗi ngày trên những người thừa cân và béo phì có thể giúp giảm mức cholesterol toàn phần: trong đó mức giảm mạnh với Cholesterol “xấu” và chất béo trung tính, trong khi cholesterol tốt thì có mức tăng nhẹ.
3. Tiểu đường
Theo kinh nghiệm dân gian, Cumin được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến tiểu đường. Tiêu thụ dầu Cumin dường như có lợi hơn khi được so sánh với dạng bột cumin thông thường. Liều dùng khoảng 50-100mg mỗi ngày dầu cumin, sau 8 tuần ghi nhận sự giảm chỉ số đường máu đáng kể ở cả nhóm dùng thuốc hạ đường huyết và nhóm sử dụng dầu Cumin. Các chỉ số kiểm soát đường máu lâu dài như chỉ số Hba1c cũng được cải thiện.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Không chỉ hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, Cumin còn được biết đến có tác dụng chống co thắt, điều này có lợi trên các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).
Năm 2013, một nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng cải thiện triệu chứng của tinh dầu Cumin trên các bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích. Kết quả ghi nhận sau 4 tuần sử dụng, tinh dầu Cumin có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của hội chứng IBS này bao gồm: giảm đau dạ dày, đầy hơi, đi đại tiện bình thường hơn, cải thiện rõ rệt các triệu chứng táo bón.
5. Giúp thư giãn
Tinh dầu Cumin có mùi thơm đặc trưng, các nhà nghiên cứu cho rằng chúng có thể giúp cơ thể xua tan căng thẳng.
Nghiên cứu trên chuột cũng ghi nhận tác dụng này của Cumin, các con chuột sử dụng cumin có phản ứng trước căng thẳng thấp hơn những con chuột đối chứng. Tác dụng chống lại căng thẳng của Cumin có thể đến từ những hoạt động của các thành phần có tác dụng chống oxy hóa.
Những lưu ý khi sử dụng
An toàn
Cumin sử dụng trong thực phẩm làm gia vị có thể được coi là an toàn với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số người nhạy cảm có thể dị ứng với Cumin thì nên tránh sử dụng tuyệt đối.
Tiêu thụ Cumin dưới dạng thực phẩm bổ sung hàng ngày liều cao có thể mắc một số triệu chứng khó chịu như buồn nôn, chóng mặt.
Những người mắc bệnh tiểu đường đang điều trị thuốc nên thận trọng khi sử dụng chất bổ sung có chứa Cumin vì nó có thể tương tác với thuốc làm thay đổi mạnh lượng đường trong máu.
Một số cách chế biến Cumin
Tại Ấn độ, Cumin được sử dụng làm gia vị trong các món ăn chính bao gồm: súp, món hầm và cà ri. Một số nơi dùng Cumin để ướp thịt nướng để tăng hương vị.
Tóm lại
Cumin có thể sử dụng trong thực phẩm hoặc dùng như một loại thuốc thảo dược để cải thiện một trình trạng sức khỏe nào đó cho cơ thể. Ngoài những lợi ích kể trên Cumin còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và kháng khuẩn, kháng nấm. Mặc dù có nhiều lợi ích hứa hẹn nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được liều dùng tối ưu và hình thức bổ sung nào là tốt nhất.