- Trang chủ
- Tin tức
Polyamine trong thực phẩm
Bài viết này nói về:
- Vai trò cung cấp Polyamine qua thực phẩm
- Polyamine theo nhóm thực phẩm
- Thực phẩm chứa Putrescine
- Thực phẩm chức Spermidine
- Thực phẩm chứa Spermine
Nguồn polyamine (putrescine, spermidine, và spermine) trong cơ thể được duy trì bởi ba nguồn: sinh tổng hợp nội sinh, vi sinh vật đường ruột và nguồn cung cấp ngoại sinh thông qua chế độ ăn uống.
Nguồn polyamine từ thực phẩm bên ngoài cung cấp một lượng polyamine lớn hơn so với lượng polyamine của hệ vi khuẩn đường tiêu hóa và tổng hợp nội sinh (Với một gam mô của cơ quan hoạt động phân chia mạnh nhất mỗi giờ chỉ cung cấp khoảng 1-2 nmol putrescine). Chế độ ăn uống có thể ảnh hướng tới quá trình sinh tổng hợp polyamine trong cơ thể.
Vai trò Polyamine trong chế độ ăn hàng ngày
Lượng Polyamine tiêu thụ hàng ngày trung bình theo chế độ ăn được khảo sát tại một số Quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Anh trong khoảng 250 đến 550 µmol. Ở Châu Âu, khu vực địa trung hải tiêu thụ lượng Polyamine cao nhất khoảng trên 700 µmol / ngày, ở Anh và các nước Bắc âu thấp hơn, khoảng 350–500 µmol / ngày.
Tiêu thụ lượng lớn Polyamine trong chế độ ăn hàng ngày có liên quan đến tỷ lệ mặc các bệnh mạn tính. Tác dụng chống oxy hóa của polyamine có thể là nhân tố chính giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính.
Một nghiên cứu phát triển cơ sở dữ liệu thực phẩm tại Thụy Điển thực hiện khảo sát hàm lượng Polyamine trong sữa và một số thực phẩm tiêu thụ để giúp các chuyên gia dinh dưỡng lên thực đơn phù hợp giúp nâng cao sức khỏe của con người.
Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của Polyamine
Hàm lượng Polyamine trong thực phẩm
Theo nhóm thực phẩm
Phô mai là nhóm thực phẩm từ sữa giàu Spermidine nhất trong các nhóm thực phẩm hoa quả, rau xanh, bánh mì, thịt và khoai tây được khảo sát.
Xem thêm: Lợi ích sức khỏe của Spermidine
12 nguồn thực phẩm giàu Polyamine
- Nước ép bưởi
- Nước cam
- Dưa muối
- Quả cam
- Cua
- Bắp
- Đậu Hà Lan
- Lê
- Đậu nành nấu chín
- Khoai tây nấu chín
- Ớt xanh
- Xì dầu
- Đậu nành nấu chín
- Đậu Hà Lan
- Lê
- Súp đậu lăng
- Nấm
- Đậu đỏ
- Bông cải xanh
- Súp lơ trắng
- Thịt gà
- Bắp rang bơ
- Phô mai
- Khoai tây nấu chín
- Gan bò
- Đậu xanh
- Giăm bông (lợn)
- Thịt Gà
- Đậu nành nấu chín
- Bò nướng
- Thịt lợn
- Lê
- Phô mai
- Cá ngừ
- Ức gà
- Súp đậu lăng
Một cơ sở dữ liệu về hàm lượng polyamine trong thực phẩm giúp cung cấp tính toán lượng polyamine tiêu thụ trung bình mỗi ngày dựa trên thực phẩm ăn hàng ngày. Nó cung cấp dữ liệu cho nhà nghiên cứu khảo sát dinh dưỡng và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có lời khuyên hữu ích cho người bệnh.
Tuy nhiên hàm lượng Polyamine trong thực phẩm thay đổi có thể liên quan đến nguyên liệu thô, quy trình sản xuất và bảo quản, quá trình chế biến thực phẩm, khu vực và mùa thu hoạch.
Xem thêm: Vai trò của Polyamine với tóc