- Trang chủ
- Tin tức
Phycocyanin là gì? Tính chất và những lợi ích sức khỏe
Bài viết này nói về:
Phycocyanin là gì?
Phycocyanin là một hợp chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học cao, được phân lập từ nhiều loại tảo, tảo biển, rong biển… Một số loài có chứa thành phần dinh dưỡng này như: Aphanizomenon sp, tảo xoắn, tảo spirulina, Phormidi sp, tảo xanh lam, tảo Klamath, Lyngbya sp, Synechocystis sp, Synechococcus sp.
Phycocyanin có thể được sử dụng như dòng nguyên liệu thực phẩm chức năng bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày. Nó có tác dụng chống oxy hóa, hoạt động chống viêm, chống ung thư, tăng cường miễn dịch, bảo vệ gan và thận và nhiều lợi ích khác với sức khỏe con người.
Phycocyanin thuộc họ phycobiliprotein, nhóm các chất đặc trưng với màu sắc khác nhau. Phycobiliprotein được chia thành 3 loại khác nhau:
- Phycoerythrin có màu đỏ
- Phycocyanin có màu xanh da trời (Blue)
- Allophycocyanin màu xanh lam (blue green)
Vai trò của Phycocyanin trong thực vật
Phycocyanin là một loại protein hỗ trợ quang hợp có thể thu năng lượng ánh sáng một cách hiệu quả. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu và truyền năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp trong tảo. Phycocyanin được ví như loại ăng ten bắt ánh sáng của tảo, có thể hấp thụ năng lượng ánh sáng và có khả năng cung cấp năng lượng ánh sáng một cách hiệu quả cho trung tâm phản ứng chứa chất diệp lục.
Tính chất chung
Cho đến nay, phycocyanin được phân lập hoàn toàn tử tảo trong tất cả các dạng nguyên liệu sử dụng nghiên cứu cũng như bán trên thị trường. Quá trình tinh chế yêu cầu nhiều bước từ chiết xuất thô đến tinh chế bằng amoni sulfat, trao đổi trên cột ion, cột hydroxyapatite hoặc sắc ký lọc.
Có nhiều các xác định mức độ tinh khiết của nguyên liệu, chủ yếu dựa vào khả năng hấp thụ các bước sóng. Mức độ tinh khiết sẽ phân loại chúng ở dạng nhóm nguyên liệu thực phẩm hay được coi như loại thuốc thử.
Dựa vào cấu trúc, phycocyanin được phát hiện có hơn 20 loại khác nhau. Đa phần chúng đều rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ. Do vậy các dòng nguyên liệu chuẩn hóa phycocyanin đều được bảo quản trong bóng tối, cách xa nguồn nhiệt. Quá trình sản xuất và tinh chế luôn giữ nhiệt độ từ 4-5 độ C.
Lợi ích sức khỏe của phycocyanin
Với nhiều tác dụng được báo cáo như:
- Tác dụng chống oxy hóa
- Hoạt động chống viêm
- Hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ
- Tăng cường miễn dịch
- Bảo vệ chức năng gan thận
Hoạt chất tiềm năng trong điều trị ung thư
Phycocyanin được quan tâm trở thành điểm nóng nghiên cứu. Đặc biệt trong lĩnh vực điều trị ung thư. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phycocyanin có tác dụng chống ung thư, có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư. Phycocyanin thực hiện hoạt động chống ung thư bằng cách:
- Ngăn chặn chu kỳ tế bào khối u
- Gây ra quá trình chết theo chương trình của tế bào khối u và quá trình tự thực bào trong khi nó hoàn toàn không có tác động lên các dòng tế bào bình thường của cơ thể.
Chống viêm
Tác dụng của Phycocyanin tương tự như các chất chống viêm tự nhiên khác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng có khả năng ức chế các enzyme COX-2 gây viêm. Có thể sử dụng giảm đau viêm liên quan đến tổ chức sunh, khớp.
Chống oxy hóa
Đặc tính chống gốc tự do của Phycocyanin giúp bảo vệ tế bào chống lại tác hại của các gốc tự do. Nó cũng đã được chứng minh là bảo vệ thần kinh thông qua các tác động của nó đối với stress oxy hóa.
Điều hòa miễn dịch
Phycocyanin có lợi các trường hợp bị dị ứng. Nó có tác dụng ức chế sản xuất ra các yếu tố tiền viêm, hạn chế số lượng các phân tử này được giải phóng gây ra các phản ứng viêm dị ứng.
Một số lưu ý khi bổ sung Phycocyanin
An toàn: Tương tự như các loại tảo xanh lam, Phycocyanin tinh chế từ tảo này được coi khá an toàn khi bổ sung trong thời gian ngắn khoảng 2 tháng với mức liều cao. Ở mức liều thấp có thể bổ sung an toàn trong vòng 6 tháng. Một số triệu chứng khó chịu có thể gặp phải như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó chịu ở bụng, mệt mỏi, nhức đầu và chóng mặt.
Mang thai và cho con bú: Không có dữ liệu an toàn khi sử dụng. Do vậy không nên sử dụng Phycocyanin cho các đối tượng này.