Đang gửi...

Papain là gì? Công dụng và tác dụng phụ

Bài viết này nói về:

Papain là gì?

Papain là một loại enzyme từ quả xanh đu đủ, chính xác nó được lấy chủ yếu từ nhựa đu đủ. Đây là loại enzyme vô cùng đặc biệt, chúng có nguồn gốc từ thực vật nhưng có khả năng phân giải, phá vỡ cấu trúc các phân tử protein thành các peptide hoặc thậm chí thành các acid amin. Cùng với Bromelain từ quả dứa, papain được xếp vào nhóm enzyme proteolytic.

Ứng dụng nổi bật của tác dụng đặc biệt này là trong chế biến thực phẩm. Chỉ cần nấu, hầm thịt với một chút đu đủ xanh hoặc dứa, thịt sẽ nhanh chóng mền hơn.

Papain có thể được bổ sung vào cơ thể bằng cách ăn đu đủ xanh sống chưa chế biến hoặc thông qua các sản phẩm bổ sung tăng cường sức khỏe có chứa Papain dưới dạng các viên uống đã chia liều.

Papain thường được sử dụng như một loại thuốc từ thảo dược để giảm đau, chống viêm, giảm sưng tương tự như enzyme bromelain từ quả dứa thơm. Hiện nay nó đang được nghiên cứu như một loại enzyme tự nhiên có khả năng phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh mạn tính khác.

Bài viết dưới đây chúng tôi xin tóm tắt lại những tác dụng của Papain với sức khỏe thông qua các nghiên cứu hoặc theo kinh nghiệm dân gian từ nhiều quốc gia.

Lợi ích sức khỏe của Papain

Giảm đau

Papain có giúp giảm các triệu chứng đau vọng, sưng đỏ vùng họng. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bạn đi đau họng, viêm sưng họng ở giai đoạn sớm, có thể sử dụng đu đủ xanh giúp làm dịu nhanh tình trạng viêm họng.

Một nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên 100 người bị viêm họng cho thấy sự hiệu quả khi sử dụng 2m papain, 5mg lysozyme, 200IU bacitracum so với nhóm đối chứng không sử dụng hỗn hợp này.

Chống viêm

Theo một bài báo công bố trên tạp chí dinh dưỡng ghi nhận các loại enzyme proteolytic – phân hủy protein- có khả năng làm giảm viêm tương tự như một loại thuốc chống viêm. Tuy nhiên nghiên cứu trên papain trên người còn hạn chế, cần thêm có các nghiên cứu chứng minh hiệu quả Papain giúp chữa lành vết thương và giảm sưng sau chấn thương.

Hỗ trợ tiêu hóa

Papain cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng khó chịu thường gặp như táo bón, đầy hơn. Năm 2013 một nghiên cứu công bố dựa trên thành phẩm có chứa Papain để hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón và đầu hơn trên những người bị rối loạn chức năng tiêu hóa mạn tính.

Chữa lành vết thương

Papain được sử dụng dùng bên ngoài trong các sản phẩm bôi da với tác dụng chữa các vết loét, vết thương, kích thích mau lành da.

Năm 2010, một nghiên cứu đầu tiên sử dụng papain để rửa vết thương đã giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương ở chuột. Năm 2012, một nghiên cứu khác khẳng định Papain an toàn khi sử dụng bên ngoài các vết thương.

Bất chấp những lợi ích đã được công bố, cơ quan FDA của Hoa kỳ vẫn chưa cấp phép sử dụng Papain dùng ngoài trên các vết thương hở do những lo ngại về kích ứng, dị ứng có thể xảy ra.

Nếu bạn có cơ địa dị ứng đu đủ, nhựa đu đủ hoặc bị kích ứng khi tiếp xúc da với nhựa đu đủ thì không nên tiêu thụ các sản phẩm có chứa Papain đường uống hoặc bôi. Hãy trao đổi kỹ với bác sĩ điều trị để có được lời khuyên tư vấn chi ti

Giảm đau nhức cơ bắp

Bổ sung các chất protease có khả năng làm giảm đau cơ do tập thể dục cường độ cao. Một nghiên cứu lâm sàng trên 10 cặp nam giới sử dụng giả dược hoặc bổ sung protease (chứa Papain) trước khi chạy bộ leo dốc 30 phút. Nhóm sử dụng Papain phục hồi cơ tốt hơn, ít đau hơn nhóm sử dụng giả dược.

Tác dụng phụ

Đường uống: Papain liều cao có thể gây nên một số các triệu chứng khó chịu: Kích ứng miêm mạc miệng, cổ họng, thực quản (với các viên bao viên nén, nang thì không có tác dụng phụ này); kích ứng dạ dày, dị ứng.

Nhưng người dị ứng với nhựa mủ hoặc nhựa đu đủ không nên sử dụng papain.

Đường bôi ngoài: Papain bôi tại chỗ có thể gây kích ứng: nổi mụn nước, kích ứng da.

Những lưu ý khi sử dụng Papain

Không nên sử dụng chung Papain đường uống với thuốc điều trị tiểu đường. Papain có thể gây hạ đường huyết làm tăng tác dụng của thuốc tiểu đường.

Không sử dụng chung Papain với thuốc làm loãng máu bởi chúng có khả năng làm tăng nguy cơ chảy máu, rối loạn đông máu. Không sử dụng papain 2 tuần trước lịch phẫu thuật.

Không sử dụng Papain cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Năm 2002, một nghiên cứu trên động vật thực hiện cho thấy papain có nguy cơ gây ngộ độc thai nhi hoặc dị tật thai khi tiêu thụ một liều lớn.

Hãy xin tư vấn từ bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe nếu bạn có kế hoạch bổ sung Papain. Họ sẽ cân nhắc và đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho bạn

Tham khảo: Healthline.com

Xem thêm: 7 tác dụng bất ngờ của đu đủ xanh

Tin nổi bật