- Trang chủ
- Tin tức
Vai trò của axit Sialic trong cơ thể
Bài viết này nói về:
Axit sialic là nhóm chất khoảng 50-60 thành phần được phát hiện cho đến nay với bộ khung chín carbon. Thành phần nổi bật nhất của nhóm chất này là axit N- acetylneuraminic (Neu5Ac) được tìm thấy ở động vật. Não người là cơ quan chứa thành phần này nhiều nhất.
Axit sialic dường như rất ít tồn tại ở dạng tự do, chúng chủ yếu ỏ dạng liên kết với nhóm glycoprotein, glycolipid hoặc ganglioside. Trong não liên kết với ganglioside lên đến 67% với vai trò quan trọng trong quá trình truyền thần kinh và hình thành synap. Không chỉ mang lại lợi ích với não bộ, Axit sialic còn có nhiều tác dụng khác với sức khỏe
1. Thụ tinh và phát triển phôi
Axit sialic có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh, không chỉ trong quá trình tiếp xúc giữa tinh trùng và trứng mà còn ảnh hưởng tới cả tinh trùng trong giai đoạn di chuyển để có thể gặp trứng.
Không có nhiều bằng chứng ghi nhận vai trò của Axit sialic với sự phát triển của phôi. Nghiên cứu trên động vật cho thấy khi loại bỏ gen sản xuất axit sialic thì dẫn đếntình trạng chết phôi sớm.
2. Bệnh di truyền
Có khoảng sáu mươi gen được biết là có liên quan đến sinh học axit sialic. Thiếu sản xuất axit sialic có thể liên quan đến bệnh rối loạn di truyền cơ, nhiều hệ thống cơ quan bao gồm cả não.
3. Miễn dịch
Axit sialic là thành phần quan trọng có vai trò với nhiều chức năng hoạt hóa tế bào miễn dịch:
- Di chuyển tế bào bạch cầu
- Tương tác giữ các tế bào miễn dịch hoặc có liên quan tới tiểu cầu
- Có liên quan đến phản ứng miễn dịch: Nghiên cứu trong ống nghiệm ghi nhận sự mất axit sialic có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch.
4. Tim mạch
Axit sialic với nồng độ cao trên bề mặt các tế bào nội mô, tham gia vào quá trình liên quan đến viêm, tái tuần hoàn tế bào lympho, đông máu và tổn thương tái tưới máu. Nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt thành phần này là khởi đầu phát triển xơ vữa động mạch.
5. Não
Não là cơ quan có mức axit sialic cao nhất trong cơ thể, phần lớn ở dạng glycolipid sialylat (ganglioside). Thành phần này được cho là có nhiều tác dụng với não bộ giúp cho sự nẩy mầm, hình thành, phát triển và chức năng dẻo dai của tế bào thần kinh:
- Phát triển não bộ ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ
- Ngăn ngừa thoái hóa thần kinh ở người già
6. Bệnh thận
Axit sialic có nồng độ cao ở màng đáy cầu thận. Mức độ và sự phân bố của axit sialic ảnh hưởng đến chức năng lọc hiệu quả của màng. Sự mất mát axit sialic có thể dẫn tới tình trạng thận hư, chức năng lọc của thận suy giảm.
7. Tiêu hóa và hô hấp
Niêm mạch tiêu hóa và hô hấp trên lớp tế bào lót này có chứa axit sialic. Chúng là điểm tiếp xúc với vi khuẩn và virus gây bệnh phổi, cúm. Đồng thời chúng cũng là một trong các thụ thể để vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày. Tuy nhiên Dạ dày thường có môi trường axit trong đó axit sialic có thể được giải phóng về mặt hóa học và hàm lượng axit sialic có xu hướng thấp.
Tiềm năng tương lai
Bài tồng quan cung cấp một số ví dụ về tầm quan trọng của axit sialic với sức khỏe con người ở trạng thái khỏe mạnh hay bệnh lý. Đây là những vai trò của axit sialic nội sinh.
Việc bổ sung axit sialic ngoại sinh từ các nguồn có thể mang lại những tiềm năng sức khỏe đa dạng. Một số nguồn nguyên liệu axit sialic trên thị trường có thể là:
- Thực phẩm ăn uống: tổ yến, sữa, thịt trứng…
- Axit sialic tổng hợp dạng nguyên liệu chứa hàm lượng cao dưới dạng các viên uống
- Axit sialic tự nhiên từ dạng chiết xuất thực phẩm