Đang gửi...

Nitrate là gì? Nguồn gốc, lợi ích và tác dụng phụ

Bài viết này nói về:

Nitrate là gì?

Nitrate là một nhóm các chất có công thức hóa học liên quan đến 2 phân tử là nitơ và oxy. Chúng có thể đến từ các nguồn tổng hợp hoặc tự nhiên trong một số thực phẩm ăn hàng ngày và được phân loại thành “Nitrate tốt cho sức khỏe” và “nitrate có hại”.

Nitrate hoạt động như thế nào

Nhóm nitrate có hại đến từ các chất tổng hợp, sử dụng với mục đích bảo quản thực phẩm thịt hoặc có trong các loại thịt ướp muối, thịt dăm bông, súc xích... Chúng còn có tác dụng giữ màu thịt đỏ tươi và tăng hương vị cho chúng. Loại nitrate này không được hấp thu tại dạ dày. Chúng di chuyển tới ruột và bị nhóm các vi khuẩn hoạt động tại đây chuyển hóa thành nitrite. Thành phần Nitrite không tốt với sức khỏe, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho cơ thể.

Khác hoàn hoàn với nhóm chất nitrate tổng hợp sử dụng để bảo quản, Nhóm nitrate từ thực vật có thể ngăn ngừa ung thư và đem lại nhiều lợi ích sức khỏe bởi trong cơ thể nhóm nitrate này được chuyển hóa theo con đường khác. Đa phần chuyển hóa thành NO (oxit nitric), một chất giãn mạch tự nhiên, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể đặc biệt là trên huyết áp và tim mạch.

Nguồn gốc

Nitrates không tốt cho sức khỏe

Nitrate chủ yếu từ 2 hóa chất bảo quản chính là muối natri (Sodium nitrate) và muối Kali (potassium nitrate). Đây là 2 chất bảo quản có tác dụng ngăn chặn sự phát triểm của vi khuẩn có hại trong một số loại thực phẩm như thịt xông khói và cá loại thịt ướp muối, thịt hộp…. một số loại thực phẩm chứa Nitrate mà bạn nên hạn chế tiêu thụ bao gồm:

  • Giăm bông: Khoảng 100g giăm bông có chứa khoảng 890 mcg nitrate.
  • Thịt xông khói: khoảng 100g có chứa 380 mcg nitrate.
  • Thịt nguội: loại thịt này đã qua xử lý có hàm lượng nitrate khoảng 500mcg trong 100g thịt, trong khi với loại thịt chưa xử lý có chứa khoảng 300mcg.
  • Xúc xích: đây là loại thực phẩm bán rộng rãi trên thị trường, có chứa khoảng 50mcg nitrate trong 100g xúc xích.
  • Thịt hộp
  • Lạp xưởng

Ngoài ra nitrate còn có thể có trong một số nguồn nước bị ô nhiễm từ các hóa chất có trong đất như tồn dư phân bón hóa học, chất thải chăn nuôi và nhiều nguồn ô nhiễm khác nữa.

Nitrate tốt cho sức khỏe

Loại Nitrate từ thực vật có thể chuyển đổi thành oxit nitric tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu nitrate này có thể ngăn ngừa ung thư. Một số thực phẩm giàu nitrate tự nhiên bao gồm: 

Lợi ích sức khỏe

Nguồn Nitrate chỉ thực sự tốt cho cơ thể là loại đến từ nguồn rau củ quả tự nhiên. Nó được chuyển hóa thành NO có tác dụng như một chất giãn mạch tự nhiên, đem lại nhiều lợi ích trên tim mạch, huyết áp, tuần hoàn và hoạt động thể thao.

Năm 2021, một báo báo ghi nhận chế độ ăn nhiều rau xanh có chứa nitrate có liên quan đến giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở nhóm dân số theo dõi, cụ thể:

  • Giảm 15% nguy cơ suy tim.
  • Giảm 12% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Giảm 17% nguy cơ đột quỵ.

Không rõ liệu việc ăn nitrat tự nhiên có giúp bù đắp các triệu chứng suy giảm nhận thức hay không, lợi ích này cần thêm các đánh giá.

Bổ sung nitrat trong chế độ ăn uống có thể cải thiện sức bền trong các bài tập chạy nước rút ở vận động viên thể thao. Giảm tình trạng mỏi cơ, căng thẳng cơ bắp và tăng sức khỏe xương khớp.

Tác dụng phụ

Nguồn nitrate dưới dạng các chất tổng hợp sử dụng với mục đích bảo quản và tăng hương vị màu sắc cho món ăn có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe không mong muốn.

Một số tác hại có liên quan khi tiêu thụ nitrate không tốt bao gồm:

  • Tăng huyết áp
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư dạ dày

Các nhà nghiên cứu cho rằng bổ sung thêm vitamin C hoặc các loại Nitrate từ thực vật qua các loại rau tươi có thể giảm thiểu những rủi do tác hại khi tiêu thị nitrate từ nguồn các chất bảo quản.

Để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe do các chất phụ gia chứa nitrate bạn nên:

  • Tiêu thụ nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa Nitrate.
  • Thêm vào chế độ ăn uống nước ép Củ dền đỏ hoặc nước ép củ cải đường. Nên sử dụng loại tươi chưa qua nấu chín hoặc chế biến nhiệt sẽ có hiệu quả tốt hơn.

Tin nổi bật