- Trang chủ
- Tin tức
Lợi ích sức khỏe của dầu hoa anh thảo (Evening primrose oil)
Bài viết này nói về:
Dầu hoa anh thảo buổi tối (EPO) được chiết xuất từ hạt của hoa anh thảo buổi tối (Oenothera biennis L), một loại cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Dầu hoa anh thảo có chứa axit gamma-linolenic (GLA), một loại axit béo omega-6 có cả đặc tính chống viêm và giảm đau.
Dầu hoa anh thảo buổi tối có thể hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm mụn trứng cá, bệnh thần kinh tiểu đường, bệnh chàm, loãng xương, bệnh vẩy nến, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và viêm khớp dạng thấp.
Dưới đây là một số lợi ích cho sức khỏe của dầu hoa anh thảo buổi tối (EPO).
Lợi ích sức khỏe
Dầu hoa anh thảo buổi tối đã được quảng bá như một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh, bao gồm cả bệnh chàm và đau vú, kể từ những năm 1930. Nhiều lợi ích trong số này được quy là do tác dụng của axit gamma-linolenic (GLA) một loại axit béo có trong đậu nành, quả óc chó, hạt và dầu thực vật (như hạt cải dầu, cải dầu và dầu hạt lanh).
1. Vấn đề kinh nguyệt
Dầu hoa anh thảo buổi tối từ lâu đã được phụ nữ sử dụng để điều trị các cơn bốc hỏa trong thời kỳ mãn kinh. Tình trạng bốc hỏa là do nồng độ hormone estradiol trong cơ thể giảm.
Một nghiên cứu năm 2013 đã phát hiện ra dầu hoa anh thảo buổi tối với liều 500 miligam hàng ngày trong 6 tuần. Kết quả cho thấy dầu hoa anh thảo giúp cân bằng nồng độ hormone estradiol, đồng nghĩa với việc giảm nhẹ cơn bốc hỏa.
Ngoài ra dầu hoa anh thảo buổi tối cũng được sử dụng để làm giảm chứng chuột rút kinh nguyệt và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
2. Bệnh chàm
Dầu hoa anh thảo buổi tối được quảng cáo rầm rộ như là một phương pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả của doanh nhân người Canada David Horrobin (1939-2003) vào những năm 1980. Tuy nhiên vào thời gian đó vẫn chưa có những nghiên cứu lâm sàng để đưa ra những kết luận chính xác.
Theo một đánh giá năm 2013 của các nghiên cứu từ Trường Y thuộc Đại học Minnesota, dầu hoa anh thảo buổi tối tỏ ra không hiệu quả trong điều trị bệnh chàm da so với giả dược trong 7 thử nghiệm được xem xét.
Nhiều kết luận tương tự đã được rút ra khi nghiên cứu tính hiệu quả của dầu hoa anh thảo buổi tối trong điều trị bệnh vẩy nến hoặc mụn trứng cá.
3. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một loại viêm khớp tự miễn dịch chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp. Một số nghiên cứu cho thấy axit gamma-linolenic GLA có thể giảm đau và cải thiện chức năng ở những người bị viêm khớp dạng thấp nhẹ đến trung bình.
Một đánh giá năm 2011 của các nghiên cứu từ Úc đã kết luận rằng GLA được tìm thấy trong hoa anh thảo buổi tối, hạt cây lưu ly hoặc dầu hạt cây blackcurrant giúp giảm đau và tàn tật ở mức độ vừa phải ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
4. Loãng xương
Tăng lượng chất béo không bão hòa có liên quan đến việc giảm nguy cơ loãng xương (mất khoáng chất xương), đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Dầu hoa anh thảo buổi tối gần như hoàn toàn là chất béo không bão hòa và được một số người tin dùng để chống lại sự mất xương gặp ở phụ nữ bị loãng xương.
Một nghiên cứu kéo dài 18 tháng từ Nam Phi đã báo cáo rằng việc sử dụng kết hợp dầu hoa anh thảo buổi tối, dầu cá và các chất bổ sung canxi có thể làm chậm hoặc đảo ngược tình trạng mất xương ở phụ nữ lớn tuổi so với nhóm phụ nữ dùng giả dược.
Theo nghiên cứu, những phụ nữ được cung cấp dầu hoa anh thảo buổi tối, dầu cá và canxi đã trải qua sự gia tăng mật độ xương đùi (đùi) là 1,3% (so với mất 2,3% trong nhóm giả dược). Trong khi mật độ xương của cột sống thắt lưng vẫn không thay đổi trong nhóm dầu hoa anh thảo buổi tối, còn nhóm giả dược đã giảm mật độ xương 3,2%.
5. Bệnh thần kinh tiểu đường
Vào năm 1993, dầu hoa anh thảo buổi tối lần đầu tiên được đề xuất có thể điều trị bệnh thần kinh tiểu đường (DN), một cơn đau thần kinh suy nhược thường chủ yếu ảnh hưởng đến bàn chân và chân. Kể từ đó, đã có nhiều những nghiên cứu để xác thực hiệu quả của dầu hoa anh thảo buổi tối trọng việc điều trị bệnh thần kinh tiểu đường.
Một nghiên cứu kéo dài 12 tháng ở Ấn Độ, bao gồm 80 người bị DN nặng. Kết quả cho thấy rằng: Với liều 500 đến 1.000 miligam dầu hoa anh thảo buổi tối kết hợp với 400 miligam vitamin E giúp giảm đau ở 88% số người tham gia.
Tác dụng phụ
Giống như hầu hết các chất bổ sung, đã không có nhiều nghiên cứu đánh giá sự an toàn lâu dài của dầu hoa anh thảo buổi tối. Trong một số trường hợp, dầu hoa anh thảo buổi tối có thể gây ra tác dụng phụ như:
- Đau dạ dày
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
Hầu hết các tác dụng phụ ở mức độ thấp và tự khỏi sau khi ngừng điều trị.
Ở một số tình trạng bệnh mà dầu hoa anh thảo buổi tối có thể gây ra những rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Trong số đó:
- Dầu hoa anh thảo buổi tối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu hoặc những người dùng thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu).
- Ngừng dùng dầu hoa anh thảo buổi tối hai tuần trước để ngăn chảy máu quá nhiều trong phẫu thuật.
- Những người bị rối loạn co giật và dùng thuốc điều trị tâm thần phân liệt nên tránh dùng dầu hoa anh thảo buổi tối vì nó có thể làm tăng nguy cơ co giật.
- Phụ nữ mang thai không nên dùng dầu hoa anh thảo buổi tối vì nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc chuyển dạ.
Tương tác thuốc
Dầu hoa anh thảo buổi tối có thể tương tác với một số lượng đáng kể các loại thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ (chủ yếu là chảy máu hoặc co giật). Bao gồm các:
- Thuốc chống đông máu như Coumadin (warfarin), heparin, Lovenox (enoxaparin) và Plavix (clopidogrel).
- Thuốc chống loạn thần như Compazine (prochlorperazine), Mellaril (thioridazine), Permatil (fluphenazine), Stelazine (trifluoperazine) và Thorazine (chlorpromazine).
- Các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, Advil (ibuprofen), Aleve (naproxen) và Voltaren (diclofenac).
Xem thêm