- Trang chủ
- Tin tức
Butyrate là gì? Nguồn gốc và lợi ích trên tiêu hóa
Bài viết này nói về:
Butyrate là gì?
Butyrate bắt nguồn từ tiếng Hy lạp, nó có nghĩa là bơ, là một anion của acid béo mạch ngắn (acid butyri)c thu được bằng cách khử nhóm cacboxy. Butyrate có công thức phân tử là C4H7O2-, trong cơ thể chúng được tạo ra bởi hệ vi khuẩn có lợi hoạt động ở đường ruột khi lên men chất xơ ở đường tiêu hóa.
Trong các nhóm acid béo mạch ngắn được vi khuẩn đường ruột sinh ra thì bytyrate được coi là có hoạt tính sinh học cao nhất, có lợi nhất đối với sức khỏe đường tiêu hóa và cơ thể.
- Chúng là nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của các tế bào ruột kết (Nó đáp ứng khoảng 70% nhu cầu năng lượng tại đây).
- Hỗ trợ hệ thống miễn dịch
- Giảm viêm
- Ngăn ngừa các bệnh ung thư đường tiêu hóa.
Nguồn gốc
Bơ là nguồn thực phẩm rất giàu Butyrate tuy nhiên tiêu thụ bơ không mang lại lợi ích mà chúng có ở đại tràng (phần ruột già) bởi nó đa phần sẽ được hệ tiêu hóa hấp thu ngay tại ruột non.
Cách duy nhất có thể tăng butyrate ở đường tiêu hóa đó là cung cấp chất xơ hàng ngày thông qua các nguồn thực phẩm tươi như rau xanh, ngũ cốc, các loại thực vật hoặc các sản phẩm bổ sung chứa chất xơ. Chất xơ này sẽ được hệ vi khuẩn đại tràng lên men và tạo ra butyrate và đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Một số các sản phẩm chứa tinh bột biến tính, hợp chất Tributyrin cũng giúp bổ sung butyrate ở đại tràng.
Một số loại thực phẩm bổ sung có thể tăng butyrate ở đường tiêu hóa như:
- Trái cây
- Cái loại hạt đậu
- Rau xanh
- Các loại ngũ cốc
- Tinh bột từ gạo, khoai tây đã đun chín (Tinh bột kháng)
Lợi ích trên tiêu hóa
Tiêu thụ nhiều chất xơ được biết đến có lợi cho đường tiêu hóa. Những lợi ích của tiêu thụ chất xơ có được bản chất chính là lợi ích của Butyrate.
Giảm viêm
Sự có mặt của Butyrate trong đại tràng làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm, nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh gây nên. Hoạt động giảm viêm của Butyrate có liên quan đến tác dụng tăng số lượng vi khuẩn có lợi hoạt động, giảm số lượng vi khuẩn có hại. Lượng Butyrate thấp trong đường ruột có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng, ung thư đại tràng.
Hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh Crohn
Butyrate bảo vệ đường ruột, ngăn chặn các vi khuẩn gây bệnh có thể được sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc bệnh Crohn. Một thử nghiêm lâm sàng trên 66 người mắc IBS, sử dụng 300mg natri butyrate và giả dược, sau 4 tuần những người tiêu thụ butyrate ít đau bụng hơn so với nhóm giả dược.Một nghiên cứu khác ghi nhận 9 người trong số 13 người bị mắc Crohn cải thiên triệu chứng sau 8 tuần sử dụng 4g acid butyric.
Ung thư ruột kết
Một chế độ ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Nghiên cứu trong ống nghiệm ghi nhận Natri butyrate ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư đại tràng và gây ra cái chết của tế bào ung thư (Được gọi là quá trình apoptosis). Lợi ích này cũng cho thấy butyrate có tiềm năng trong giảm nguy cơ ung thư ruột kết.
Một số lợi ích khác
Ngoài tác dụng trên đường tiêu hóa, butyrate cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác bao gồm:
- Cải thiện độ nhạy cảm insulin: Có một mối liên hệ giữa butyrate với đường máu. Butyrate kích thích sản xuất một số hormon đường tiêu hóa có liên quan đến đường máu. Một số nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ giữa việc tiêu thụ nhiều chất xơ giúp cải thiện lượng đường máu sau ăn và tăng độ nhạy cảm insulin.
- Sức khỏe tim mạch: Butyrate có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
- Giấc ngủ: Lợi ích butyrate với giấc ngủ mới chỉ được chứng minh trong nghiên cứu trên chuột. Những con chuột sử dụng Butyrate có sự gia tăng đang kể thời gian ngủ.
Một số nguyên ngân có thể dẫn đến sự suy giảm Butyrate
Mức butyrate ruột thấp là yếu tố nguy cơ tăng nhiễm trùng, viêm ruột và mất cân bằng vi khuẩn đường tiêu hóa. Một số nguyên nhân dưới đây đươc cho là yếu tố có thể làm suy giảm lượng butyrate ở đường tiêu hóa:
- Không ăn đủ chất xơ: Có 2 loại chất xơ trong thực phẩm là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Nhu cầu chất xơ khác nhau ở mỗi người. Lượng chất xơ hàng ngày theo khuyến cáo với phụ nữ khoảng 15g tối thiểu và với 38g đối với nam giới mỗi ngày. Chế độ ăn ít chất xơ hoặc không đủ là nguyên nhân chính phổ biến nhất dẫn đến suy giảm lượng butyrate trong ruột.
- Tiêu thụ quá nhiều Protein và chất béo: những thực phẩm này làm giảm chất lượng chất xơ trong khẩu phần ăn và tác động tới khả năng sản xuấy butyrate của hệ vi khuẩn đường ruột.
- Thuốc: Thuốc kháng sinh hoặc một số thuốc điều trị tiểu đường có khả năng gây nên những rối loạn tiêu hóa và làm giảm lượng butyrate.
Tham khảo: theo Healthline.com
Xem thêm: Acid béo chuỗi ngắn là gì? những lợi ích trên tiêu hóa