Đang gửi...

6 Hormone ảnh hưởng đến cân nặng

Bài viết này nói về:

các loại hormon ảnh hưởng đến cân nặng

1. Insulin

Insulin là một hormon liên quan đến bệnh tiểu đường, một trong những vai trò quan trọng nhất là giảm đường huyết của cơ thể.

Khi đường máu tăng (đặc biệt tăng nhanh sau bữa ăn), insulin làm tăng hấp thụ đường từ máu vào các tế bào để sử dụng hoặc tạo thành năng lượng dự trữ dưới dạng glycogen từ đó làm giảm đường máu.

Tại sao Insulin lại liên quan đến cân nặng của cơ thể: Ngoài vai trò làm giảm đường huyết, insulin còn làm tăng tổng hợp lipid ở các mô mỡ, chuyển hóa glucid thành chất béo và vận chuyển chúng vào các tế bào mỡ dưới dạng năng lượng dự trữ.

Ăn nhiều đường, carbohydrate, tinh bột … kích thích cơ thể sản sinh nhiều insulin để điều hòa lượng đường máu tăng cao theo, từ đó tăng tổng hợp tích tụ mỡ gây tăng cân, béo phì. Kiểm soát chế độ ăn lành mạnh, giảm nhóm chất carbohydrate được cho là cách tốt nhất có hiệu quả giảm nồng độ insulin.

2. Leptin

Leptin là hormon liên quan đến các tế bào mỡ trong cơ thể, nó được các tế bào này tiết ra để chuyển tín hiệu tới não tạo ra “cảm giác no” làm giảm sự thèm ăn.

Khi cơ thể tích trữ đủ lượng mỡ, các tế bào mỡ tăng sản xuất Leptin, làm mức Leptin trong máu tăng cao. Mức Leptin cao sẽ truyền tín hiệu tới vùng dưới đồi vùng điều chỉnh sự thèm ăn của cơ thể, thông báo cơ thể đã đủ năng lượng dự trữ. Cơ thể sẽ hiểu không cần bổ sung thêm và tạo cảm giác no khi đó.

Tuy nhiên khi nghiên cứu ở một số đối tượng béo phì thì thấy, lượng leptin có mức cao hơn những người có cân nặng bình thường từ 4-5 lần và chúng hoạt động không bình thường. Đây là tình trạng kháng Leptin của cơ thể, tức lượng leptin tăng cao nhưng không truyền được tới não và cơ thể luôn trong tình trạng “cảm giác đang đói” và muốn bổ sung thêm thực phẩm.

Có 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng kháng Leptin đó là do nồng độ Insulin tăng cao mạn tính hoặc bị viêm vùng dưới đồi (vị trí não kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể). Một số các biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng kháng Leptin bao gồm

  • Chế độ ăn lành mạnh: tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, omega 3… hạn chế các thực phẩm có đường, có ga và các chất béo no.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Ngủ đủ giấc
  • Bổ sung một số thực phẩm bổ sung có tác dụng giúp tăng mức leptin tự nhiên của cơ thể

Xem thêm:

Nguyên liệu DNF-10 – protein thủy phân từ nấm men

Cơ chế gây no của DNF-10

3. Ghrelin

Ghrelin là một hormon do dạ dày tiết ra khi ở trong tình trạng rỗng, chất này được coi như chất truyền tín hiệu tới vùng dưới đồi (nơi kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể) để cơ thể đưa tín hiệu đói, tạo cảm giác thèm ăn, muốn ăn.

Mức Ghrelin thường cao nhất trước bữa ăn 1 giờ, bởi vậy sử dụng các chế phẩm có tác dụng ức chế tiết Ghrelin nên sử dụng vào thời điểm này để giảm tín hiệu “đói” của cơ thể.

Tuy nhiên, với những đối tượng béo phì ghi nhận nồng độ Ghrelin lúc đói thấp hơn nhiều ở những người có cân nặng bình thường và sau khi ăn thì mức tăng Ghrelin cũng chậm và tăng ít hơn. Một số biện pháp làm tăng Ghrelin của cơ thể

  • Tiêu thụ protein, đặc biệt là protein dễ hấp thu, có thể tác động mạnh lên dạ dày giúp ức chế tăng tiết Ghrelin khi đói. Đó là lý do bữa sáng nếu tiêu thụ protein, thì không có cảm giác đói.

4. Neuropeptit Y (NPY)

Neuropeptide Y  là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào vùng dưới đồi, vùng não kiểm soát cảm giác đói của cơ thể.

Neuropeptide Y  tăng cao, ghi nhận khi cơ thể nhịn ăn trong thời gian dài, kích thích cơ thể tăng cảm giác thèm carbohydrate, tinh bột. Căng thẳng stress cũng là một nguyên nhân dẫn đến tăng tiết Neuropeptide Y, đặt cơ thể luôn trong trạng thái thèm ăn, đây được cho là nguyên nhân gây béo phì so stress.

 Những nguyên nhân có thể gây tăng Neuropeptide Y bao gồm:

  • Căng thẳng stress
  • Ăn ít đạm
  • Nhịn ăn quá lâu

5. Estrogen

Estrogen là hormone sinh dục nữ cũng góp phần ảnh hưởng đến cân nặng quá trình tích trữ mỡ thừa của cơ thể.

Khi cơ thể còn trẻ lượng Estrogen cao, lượng mỡ thường được tích tụ ở vùng chân và mông, lượng mỡ thừa cũng ít hơn. Tuy nhiên ở thời lỳ mãn kinh, estrogen suy giảm, sự tích tụ mỡ có xu hướng chuyển đến vùng bụng hoặc các cơ quan nội tạng. Lượng estrogen giảm cũng làm tăng cân nhanh hơn ở những đối tượng mãn kinh.

6. Một số hormon kiểm soát cân nặng ở ruột

Có 3 loại hormon được sản xuất trong đường ruột bao gồm

  • Peptide1 giống glucagon (GLP-1)
  • Cholecystokinin (CCK)
  • Peptit YY (PYY)

Chúng được tiết khi chất dinh dưỡng đi vào đường ruột, giữ đường máu ổn định và làm cơ thể có cảm giác đã no, kiểm soát sự thèm ăn của cơ thể.

Tham khảo

https://www.healthline.com

Tin nổi bật