- Trang chủ
- Tin tức
Yarrow là gì? Công dụng, tác dụng phụ và liều dùng
Bài viết này nói về:
Yarrow là gì?
Yarrow (Achillea millefolium) là loài thực vật có nguồn gốc từ Bắc Mỹ hiện chúng mọc khắp trên thế giới. Ở Việt nam chúng được gọi là Cỏ thi, Cỏ Yarrow. Thực vật này có nhiều giống và loài riêng biệt. Ở bắc mỹ A. millefolium là phổ biến nhất.
Yarrow cao khoảng 1m, không có cành ngoại trừ phần gần ngọn. Phần trên mặt đất thường được sử dụng làm thuốc thảo dược. Theo kinh nghiệm dân gian Yarrow thường được sử dụng để ngăn chặn các cơn co thắt dạ dày và chống nhiễm trùng. Nhiều nơi sử dụng loại cỏ này để chữa bệnh chàm, hội chứng ruột kích thích (IBS), chữa lành vết thương ngoài da và nhiều tình trạng da khác. Tuy nhiên các bằng chứng khoa học cho các tác dụng này chưa nhiều và còn sơ xài. Một số nơi gọi chúng là Huyết dụ nhưng không phải là loài Huyết dụ (Bloodroot).
Lợi ích sức khỏe của Yarrow
Làm lành vết thương
Lá Yarrow được giã nát bôi hoặc đắp trực tiếp lên vết thương có thể giúp nhanh chữa lành vết thương. Tuy nhiên cách dùng này chủ yếu theo kinh nghiệm được truyền lại từ nhiều đời, không có nhiều nghiên cứu thuyết phục để chứng minh lợi ích này của yarrow.
Chiết xuất yarrow được sử dụng trong một loại thuốc mỡ được nghiên cứu trên 140 phụ nữ cho thấy tác dụng tích cực của thảo dược này đối với chữa lành vết thương rạch tầng sinh môn sau sinh của phụ nữ. Một nghiên cứu khác trên 150 phụ nữ bị nứt núm vú khi cho con bú ghi nhận Yarrow có tác dụng làm liền vết nứt nhưng không hiệu quả bằng mật ong.
Viêm da
Yarrow có tác dụng chốn viêm và chống oxy hóa. Tác dụng này khi bôi lên da có vết thương hở chống lại nhiễm trùng, viêm da sưng tấy.
Đau bụng kinh
Có rất ít dữ liệu khoa học báo cáo tác dụng giảm đau bụng kinh nguyên phát của Yarrow. Tuy nhiên tác dụng này của cỏ thi được sử dụng ở một số vùng bắc mỹ. Uống trà Yarrow có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh. Một nghiên cứu nhỏ được thực hiện trên 91 đối tượng nữ ở giai đoạn thanh thiếu niên cho thấy lợi ích này của Yarrow.
Bệnh đa xơ cứng
Đánh giá tác dụng của chiết xuất yarrow với liều 250mg đến 500mg ở những người mắc đa xơ cứng cho kết luận: Cỏ thi có thể sử dụng như liệu pháp thay thế bổ sung trong điều trị bệnh đa xơ cứng. Nó có thể sử dụng chung với các thuốc điều trị giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh. Các nghiên cứu thêm cho tác dụng này của yarrow là cần thiết.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Yarrow có thể làm giảm co thắt cơ trơn. Chính vì vậy nó dường như có hiệu quả trong điều trị hội chứng ruột kích thích.
Cỏ thi yarrow kết hợp với một số thảo dược khác trong điều trị 60 bệnh nhân mắc IBS cho thấy hiệu quả cải thiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Một số lợi ích khác của Yarrow
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp
- Tiểu đường tuyp II
- Bảo vệ gan và viêm túi mật
- Ung thư
- Mỹ phẩm
An toàn
Yarrow được sử dụng dưới dạng thực phẩm. Nó có thể an toàn với liều lượng như thực phẩm. Yarrow sử dụng dưới dạng trà uống hàng ngày được coi là an toàn. Mức liều an toàn báo cáo 250-500mg mỗi ngày trong 12 tháng.
Chưa có thông tin khi bôi yarrow lên trên da. Tuy nhiên cũng như các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược khác, yarrow khá an toàn và lành tính. Với một số làn da nhạy cảm, bạn cũng nên đánh giá tác dụng kích ứng của yarrow trước khi quyết định bôi chúng lên da.
Bôi lên âm đạo: Một loại kem bôi có chứa yarrow được cho là an toàn khi bôi liên tục trong 7 ngày. Nếu sử dụng dạng khác hãy cân nhắc hoặc tham khảo lời tư vấn từ bác sĩ chăm sóc sức khỏe.
Tác dụng phụ
Quá liều yarrow (một phụ nữ uống 5 cốc trà yarrow) bị mờ thị lực, khô miệng, mệt mỏi, tim đập nhanh. Những tác dụng này có thể do có độc tính kháng cholinergic gây nên, mạnh có thể gây ảo giác, co giật hoặc nôn, hôn mê ở tình trạng nghiêm trọng.
Những người dị ứng với cúc hoa, cúc vạn thọ, phấn hương hoặc một số thảo dược họ cúc cũng có nguy cơ dị ứng với Yarrow.
Nghiên cứu trên động vật cho thấy yarrow có tác dụng phụ làm tăng nguy cơ chảy máu. Do vậy cần loại bỏ Cỏ thi trong chế độ ăn trước 2 tuần khi có lịch phẫu thuật chủ động.
Liều dùng
Yarrow có thể được sử dụng dưới dạng: kem bôi ngoài da, viên uống hoặc trà. Với dạng trà hãm nên sử dụng 1 cốc mỗi ngày uống vào buổi sáng. Viên uống có thể dụng liều 500mg mỗi ngày liên tục trong 12 tháng.