Đang gửi...

Tảo xanh lam: công dụng, tác dụng phụ và cách dùng

Bài viết này nói về:

Tảo xanh lam là gì?

Tảo xanh lam (Blue-Green Algae) hay còn gọi là tảo lam, tảo xanh, dùng để chỉ một số loài vi khuẩn tạo ra sắc tố có màu xanh lam, chúng thường được gọi với nhiều tên khác nhau bao gồm: Algae, Blue Green Algae, Espirulina, Hawaiian Spirulina, Klamath, Spirulina Blue-Green Algae… Chúng thường phát triển trong nước mặn và một số hồ nước ngọt lớn trên thế giới.

Tảo xanh lam được sử dụng làm thực phẩm trong vài thế kỷ trước ở Mexico và một số nước Châu phi. Nó được bán như một chất bổ sung tăng cường sức khỏe tại thị trường Mỹ đầu những năm 70 của thể kỷ 20. Tảo xanh lam được coi như nguồn thực phẩm chung cấp cấp protein, vitamin B và sắt trong chế độ ăn uống bổ sung. Chúng được sử dụng với một số mục đích:

  • Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
  • Viêm mũi dị ứng
  • Tiểu đường
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm
  • Giảm cân
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

Một số người sử dụng tảo xanh lam với mục đích điều trị bệnh liên quan đến khoang miệng, tăng cường miễn dịch, cải thiện trí nhớ, tăng cường trao đổi chất, giảm cholesterol, tăng cường sức khỏe tim mạch… Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đủ để khẳng định những lợi ích này của Tảo xanh lam.

Công dụng

Các lợi ích sức khỏe của Tảo xanh lam chưa có đủ nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả của nó với sức khỏe. Cần có thêm nhiều các nghiên cứu để có thể khẳng định những lợi ích sức khỏe này của tảo xanh lam.

Dị ứng theo mùa: Bổ sung 2g tảo xanh lam mỗi ngày trong 6 tháng có thể làm giảm một số triệu chứng dị ứng theo mùa ở người lớn.

Kháng insulin do thuốc điều trị HIV: bổ sung 19g tảo xanh lam mỗi ngày trong 2 tháng có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm insulin ở những người kháng insulin do sử dụng thuốc điều trị HIV.

Nhiễm độc Asen: Bổ sung 250mg tảo xanh lam cùng 2mg kẽm có thể giúp làm giảm lượng Asen trong cơ thể người bị ảnh hưởng bởi hàm lượng asen cao trong nước uống.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Bổ sung sản phẩm có chứa tảo xanh lam cùng các thành phần khác như hoa mẫu đơn, sâm ashwagandha, bacopa, tía tô đất, rau má trong 4 tháng giúp cải thiện các triệu chứng ADHD ở trẻ trong độ tuổi từ 6-12 mà chưa sử dụng phương pháp điều trị ADHD nào khác.

Tiểu đường: bổ sung 2g tảo xanh lam ở bệnh nhân đái tháo đường tuyp II có thể làm giảm đường máu.

Giảm mệt mỏi trong luyện tập thể thao: bổ sung 2g tảo xanh lam, ngày 3 lần trong 4 tuần có thể giúp giảm mệt mỏi khi chạy bộ trong thời gian dài.

Một số lợi ích khác có thể có được khi bổ sung tảo xanh lam: giảm mệt mỏi, ngăn ngừa suy dinh dưỡng, giảm mỡ máu, giảm triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt hoặc hội chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ, giảm viêm nha chu.

Tác dụng phụ

Tảo xanh lam nuôi ở những vùng sạch, không chứa chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, vi khuẩn có hại có thể coi là an toàn khi bổ sung vào cơ thể bằng đường uống trong thời gian ngắn hạn.

Nghiên cứu mức độ an toàn có thể bổ sung với liều 19g mỗi ngày trong 2 tháng không gây nên tác dụng phụ nào. Liều 10g có thể sử dụng kéo dài lên 6 tháng một cách an toàn.

Một số người nhạy cảm có thể gặp một số tác dụng phụ khi bổ sung tảo xanh lam bao gồm: buồn nôn, nôn, đầu hơi, chướng bụng, khó chịu, tiêu chảy, mệt mỏi, nhức đầu.

Tuy nhiên bổ sung tảo xanh lam không được khuyến cáo cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú do chưa có chứng minh mức độ an toàn trên các đối tượng nhạy cảm này.

Những lưu ý khi bổ sung

Tảo xanh lam có xu hướng hút kim loại nặng, chất ô nhiễm môi trường ở mức độ cao. Do vậy chỉ sử dụng nguồn thực phẩm bổ sung có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng được nuôi trồng ở những vùng biển hoặc nước sạch, có kiểm soát các chỉ số ô nhiễm. Nếu tảo lam sống ở vùng ô nhiễm khi bổ sung có thể gây tổn thương gan, đau dạ dày, suy nhược, tim đập nhanh…

Những người mắc bệnh tự miễn như đa xơ cứng, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp.. không nên bổ sung tảo xanh lam, bởi chúng làm hệ miễn dịch hoạt động mạnh lên có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng thêm.

Rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu không nên bổ sung tảo xanh lam.

Phenylketonuria (loạn chuyển hóa Phenylalanin): không nên bổ sung tảo xanh lam bởi chúng có chứa phenylalanin có thể làm bệnh trầm trọng thêm.

Cách dùng

Liều lượng tảo xanh lam bổ sung phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tuổi tác, bệnh nền, sức khỏe hiện tại và các điều kiện khác. Chưa có đủ thông tin khoa học để xác định mức liều nên bổ sung đối với tảo xanh lam. Có thể tham khảo liều sử dụng trên nhãn sản phẩm hoặc tư vấn từ những người có chuyên môn hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Tham khảo: Theo rxlist.com

Tin nổi bật