Đang gửi...

Ngải đắng: Công dụng, cách dùng và lưu ý

Bài viết này nói về:

Ngải đắng là gì

Ngải đắng là gì?

Ngải đắng là một loại thảo mộc có tên khoa học là Artemisia absinthium, đặc trưng với hương thơm đặc trưng. Ngải đắng thường mọc thành bụi hoang, có nguồn gốc ở Châu âu nhưng dễ dàng phát triển ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc.

Nhiều loài trong chi Artemisia được sử dụng như 1 vị thuốc dân gian nhưng loài Ngải đắng Artemisia absinthium được sử dụng phổ biến hơn cả.

Ngải đắng có khả năng gây ảo giác và có độc tố bởi vậy nó từng bị cấm sử dụng tại Mỹ trong gần 1 thế kỷ. Tuy nhiên hiện nay nó được sử dụng hợp pháp ở Mỹ.

Thành phần trong ngải đắng

Ngải đắng thường được sử dụng phần trên mặt đất bằng cách:

  • Hãm trà uống
  • Thuốc sắc với nước
  • Tinh dầu chiết
  • Dịch chiết cồn

Thành phần hoạt tính nổi bật có trong Ngải đắng là thujone, thường ở 2 dạng alpha và beta-thujone. Đồng phân alpha được coi là có độc tính mạnh hơn dạng beta nhưng nó cũng là thành phần chính có hoạt tính sinh học trong cây Ngải đắng.

Lợi ích sức khỏe của Ngải đắng

Làm dịu cơn đau

Cây ngải đắng có thể giúp giảm đau nhức xương khớp có liên quan đến viêm khớp khi bôi ngoài. Một nghiên cứu lâm sàng trên 90 người bị thoái hóa khớp gối sử dụng kem bôi có chứa 3% chiết xuất Ngải đắng ngày 3 lần đã giúp cải thiện mức độ đau ở người bệnh. Tuy nhiên không cải thiện chức năng cứng khớp và vận động.

Ngoài ra, Thujone có trong ngải đắng được cho là có tác dụng kích thích não bộ của bạn bằng cách ngăn chặn axit gamma aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương.

Tẩy giun sán (ký sinh trùng)

Từ thời Ai cập cổ đại, Ngải đắng được sử dụng để điều trị giun sán, những lợi ích này có thể là do hoạt chất chính có trong Ngải đắng là thujone.

Tuy nhiên các nghiên cứu khoa học gần đây mới chỉ được thực hiện trên động vật và ống nghiệm cho thấy Ngải đắng có thể điều trị sán dây và các loại ký sinh trùng khác.

Tác dụng chống oxy hóa

Ngoài thujone trong Ngải đắng còn chứa chamazulene, đây là thành phần chống oxy hóa mạnh, nó thường có mặt trong tinh dầu Ngải đắng.

Các chất chống oxy hóa như chamazulene có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, có liên quan đến ung thư, bệnh tim, bệnh Alzheimer và các bệnh khác.

Tác dụng chống viêm

Cũng giống như các cây trong chi Artemisia, đều có chứa hoạt chất Artemisinin, một hợp chất thực vật có thể giúp chống lại chứng viêm trong cơ thể. Tình trạng viêm kéo dài có liên quan đến một số bệnh mãn tính như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp hoặc tim mạch…

Ngải đắng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh Crohn, một tình trạng viêm niêm mạc đường tiêu hóa mạn tính, bao gồm các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng và các rối loạn khác.

Những lưu ý khi sử dụng

Ngải đắng có chứa thành phần có độc tính do vậy với mỗi quốc gia có những quy định đặc biệt với thảo dược này.

Liên minh châu Âu (EU) giới hạn hàm lượng ngải đắng trong thực phẩm: dưới 0,5 mg / kg, trong đồ uống có cồn như absinthe là 35 mg / kg. Tại Mỹ, giới hạn của các sản phẩm cú chứa thujone ở mức 10 phần triệu (ppm) được cho là an toàn.

Chống chỉ định: Nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam không sử dụng Ngải đắng cho Phụ nữ chuẩn bị mang thai và trong giai đoạn thai kỳ. Ngải đắng được chứng minh có tác động xấu lên thai kỳ đặc biệt ở giai đoạn đầu.

Hãy xin lời khuyên hoặc tư vấn của những người có chuyên môn nếu bạn muốn bổ sung hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa Ngải đắng.

Tham khảo: https://www.healthline.com

http://canhgiacduoc.org.vn/CanhGiacDuoc/DiemTin/1892/TGA-Thu-hoi-nhieu-thuoc-chua-Artemisia-annua-va-Artemisia-absinthium.htm

Tin nổi bật