Đang gửi...

Monacolin K: Nguồn gốc, tác dụng và liều dùng

Bài viết này nói về:

Tác dụng của Monacolin K

Nguồn gốc Monacolin K

Men gạo đỏ (Red yeast rice) là một loại thực phẩm truyền thống được sử dụng ở nhiều nước Châu Á và là nguyên liệu ưa thích được sử dụng để chế biến thịt, cá hoặc sử dụng để làm rượu gạo. Tại Trung Quốc, Men gạo đỏ được sử dụng như một loại thực phẩm giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, lưu thông máu từ thời nhà Minh. Nó được tạo ra thông qua quá trình lên men Gạo trắng với một loại nấm mốc Monascus purpureus, quá trình lên men hình thành một lớp bột màu đỏ độc đáo bên ngoài kèm theo hương vị đặc trưng.

Một thành phần có hoạt tính sinh học cao là các Monacolin được tạo ra trong giai đoạn lên men. Tùy thuộc vào điều kiện lên men khác nhau mà tạo ra các loại Monacolin cụ thể. Monacolin K là loại đặc biệt, có cấu trúc tương tự thuốc điều trị mỡ máu cao Lovastatin, hoạt động ức chế 3-hydroxy-3-metylglutaryl coenzyme A (HMG-CoA). Sự ức chế này làm giảm sự tổng hợp nội sinh cholesterol, giảm lượng cholesterol cao trong máu.

Tác dụng Monacolin K

Một số các nghiên cứu chứng minh rằng bổ sung men gạo đỏ chứa 5-10mg monacolin K làm giảm mức Cholesterol xấu (LDL-c) mức 22-27%. Trước đây, Cơ quan quản lý An Toàn Thực Phẩm Châu Âu cho rằng tiêu thụ 10mg Monacolin K từ men gạo đỏ hàng ngày góp phần duy trì mức LDL-c bình thường trong máu.

Nghiên cứu gần đây ghi nhận, sử dụng Monacolin K liều thấp 3mg khi kết hợp với các chất có tác dụng giảm cholesterol khác như berberine hoặc policosanols đã quan sát thấy mức giảm LDL-c từ 20-31%.

Một nghiên cứu lâm sàng thực hiện được công bố năm 2016 cho thấy, chỉ cần bổ sung Monacolin K ở mức liều thấp dưới 3mg cũng ghi nhận mức giảm cholesterol đáng kể, mức giảm trung bình đạt 15% ở nhóm điều trị so với nhóm đối chứng trong toàn bộ thời gian nghiên cứu. Sau 6 tuần điều trị, mức LDL-c từ mức cao đã hạ xuống một cách hiệu quả chỉ với liều lượng thấp là 3mg Monacolin K.

Liều dùng Monacolin K trong thực phẩm

Mặc dù Men gạo đỏ được sử dụng trong thực phẩm cả trăm năm trước. Tuy nhiên việc sử dụng chiết xuất chuẩn hóa men gạo đỏ với thành phần Monacolin K mới chỉ được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 21.

Năm 2010, cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu đã đưa yêu cầu cung cấp các bằng chứng khoa học khi công bố sức khỏe có liên quan đến Monacolin K. Năm 2011, cơ quan này kết luận có mối quan hệ liên quan khi tiêu thụ 10mg monacolin K chiết từ men gạo đỏ với việc duy trì nồng độ LDL-cholesterol máu ở mức bình thường.

Năm 2012, họ xác định mối liên hệ khi tiêu thụ chỉ 2mg monacolin K từ men gạo đỏ kết với hợp với các thành phần khác giúp giảm LDL-c trong máu hiệu quả.

Năm 2018, Các nhà khoa học nhận thấy cấu trúc Monacolin K tương tự như Lovastatin, một loại thuốc được cấp phép để điều trị tăng cholesterol máu tại Châu Âu. Hoạt động của Monacolin K cũng tương tự như loại thuốc này, do vậy nếu sử dụng liều lớn Monacolin K trong thực phẩm hàng ngày có thể tương đương với liều điều trị của Lovastatin.

Các nghiên cứu khoa học tiếp tục được thực hiện để đánh giá tính hiệu quả và xác định mức liều an toàn sử dụng Monacolin K trong thực phẩm ở các năm gần đây. Các báo cáo nghiên cứu được công bố và gửi về cơ quan An toàn thực phẩm Châu Âu, cơ quan này xác nhận chỉ nên bổ sung Monacolin K được sản xuất từ Men gạo đỏ ở mức liều dưới 3mg mỗi ngày dưới dạng thực phẩm bổ sung trong thời gian dài. Mức liều này được chứng minh an toàn khi bổ sung trong thời gian dài, có hiệu quả duy trì mức LDL-c máu khỏe mạnh.

Xem thêm: Những lưu ý khi bổ sung Monacolin K

Lợi ích sức khỏe của Men gạo đỏ

Tin nổi bật