Đang gửi...

Lợi ích sức khỏe của Phytosterols

Bài viết này nói về:

 

Phytosterols là gì

Phytosteros là gì?

Phytosterols là một nhóm các hợp chất có nguồn gốc từ thực vật “Phyto”, có cấu trúc sterol hoặc este stanol, tương tự với cấu trúc của phân tử cholesterol trong cơ thể con người.

Phytosterols được tìm thấy chủ yếu trong trái cây, rau, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt, đậu nành, nấm, đậu lăng và các loại hạt.

Bổ sung Phytosterols được chứng minh có thể làm giảm mức cholesterol trong máu, đặc biệt là cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) hay còn gọi là “Cholesterol xấu" chúng có thể lắng dọng ở các thành mạch máu gây tắc nghẽn động mạch. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch.

Lợi ích sức khỏe của Phytosterols

Giảm mỡ máu

Tiêu thụ khoảng 2g Phytosterols mỗi ngày có thể làm giảm lượng cholesterol mật độ thấp LDL từ 8 đến 10%. Bởi Phytosterols cạnh tranh hấp thu qua đường tiêu hóa với các cholesterol xấu từ mỡ động vật mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày.

Một chế độ ăn giàu Phytosterols là cần thiết với những người có cholesterol máu cao có thể giúp kiểm soát sự tăng mỡ máu. Có nhiều nguyên nhân gây tăng mỡ máu bao gồm do chế độ ăn uống hoặc do di truyền. Một đánh giá năm 2017 về các nghiên cứu từ Brazil đã báo cáo rằng bổ sung 2 gam Phytosterols mỗi ngày làm giảm mức LDL ở những người bị tăng cholesterol máu xuống 2,7% do chế độ ăn uống trước đó của họ và ở những người bị tăng cholesterol máu do di truyền từ 4,3 đến 9,2%.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Có nhiều nghiên cứu đánh giá tác dụng của Phytosterols với sức khỏe tim mạch từ năm 1950 đến nay, thống kê cho thấy có khoảng 17 thử nghiệm lâm sàng được thực hiện nhưng chưa tìm thấy mối liên quan rõ ràng nào giữa việc tăng nồng độ Phytosterols trong máu và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các nhà khoa học cho rằng nồng độ phytosterol trong máu chỉ đóng vai trò là dấu hiệu cho sự hấp thụ cholesterol. Vẫn chưa rõ Phytosterols có tác động gì đến hệ tim mạch, đặc biệt là liên quan đến việc ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tuy nhiên, năm 2013 một nghiên cứu từ Phần Lan báo cáo rằng việc tiêu thụ 3 gam Phytosterols hàng ngày làm giảm độ cứng động mạch, đặc biệt là ở nam giới.

Mặc dù chưa tìm ra được mối liên hệ giữa tăng nồng độ Phytosterols trong máu với các bệnh tim mạch nhưng hầu hết các chuyên gia y tế đồng ý rằng việc giảm LDL trong máu ở những người tiêu thụ Phytosterols có là lợi và có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Một số lợi ích khác của Phytosterols

Ung thư ruột kết và trực tràng: Những người ăn nhiều Phytosterols hơn trong chế độ ăn uống có nguy cơ ung thư ruột kết thấp hơn so với những người ăn ít Phytosterols . Ngoài ra, những phụ nữ ăn nhiều Phytosterols có nguy cơ bị ung thư trực tràng thấp hơn so với những phụ nữ ăn ít Phytosterols. Nhưng những người đàn ông ăn nhiều Phytosterols có thể có nguy cơ ung thư trực tràng thấp hơn so với những người đàn ông ăn ít Phytosterols .

Ung thư dạ dày: Những người ăn ít nhất 82,5 mg Phytosterols hàng ngày như một phần của chế độ ăn uống của họ dường như có nguy cơ ung thư dạ dày thấp hơn so với những người ăn ít hơn 45,5 mg mỗi ngày.

Hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường. Những tình trạng này bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao và chất béo dư thừa. Một số nghiên cứu cho thấy rằng dùng 2 gam Phytosterols, hai lần mỗi ngày làm giảm mức cholesterol ở những người mắc hội chứng chuyển hóa.

Đau tim: Những người đàn ông ăn nhiều Phytosterols hơn trong chế độ ăn uống của họ có nguy cơ bị đau tim thấp hơn 29% so với những người đàn ông ăn ít hơn. Nhưng những phụ nữ ăn nhiều Phytosterols dường như không có nguy cơ bị đau tim so với những phụ nữ ăn ít hơn.

Tác dụng phụ

Các bằng chứng hiện tại cho thấy rằng các chất bổ sung Phytosterols tương đối an toàn và được dung nạp tốt.

Các tác dụng phụ, nếu có thường nhẹ bao gồm: táo bón, buồn nôn, đau bụng, ợ chua, đầy hơi và sự đổi màu của phân. Nhiều trong số các triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 1 thời gian bổ sung khi cơ thể quen dần.

Thận trọng

Những người mắc chứng rối loạn di truyền hiếm gặp gọi là phytosterolemia (hay còn gọi là bệnh thiếu máu bẩm sinh) không nên bổ sung Phytosterols.

Trừ khi có chẩn đoán xác định về tăng cholesterol máu di truyền (có yếu tố gia đình), không nên sử dụng các chất bổ sung Phytosterols cho trẻ em. Việc bổ sung cũng không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú do thiếu nghiên cứu về tính an toàn.

Tương tác

Bổ sung Phytosterols có thể làm giảm hiệu quả của thuốc cholestyramine. Để tránh tương tác, hãy dùng chất bổ sung vài giờ trước hoặc sau đó.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng bổ sung phytosterol có thể làm giảm sự hấp thụ beta-carotene, tiền chất của vitamin A.

Liều dùng

Các chất bổ sung Phytosterols thường được kê với liều lượng từ 2 đến 3 g mỗi ngày. Theo nguyên tắc chung, tốt nhất bạn nên tham khảo bác sĩ, nên kiểm tra và đánh giá mức cholesterol cơ bản trước khi bắt đầu điều trị. Sau bốn đến sáu tháng, hãy thử máu lại để xác định tác động của việc điều trị.

 

Tham khảo: www.verywellhealth.com

Tin nổi bật