Đang gửi...

Lợi ích sức khỏe của Cỏ chân vịt Ấn (Sphaeranthus indicus)

Bài viết này nói về:

Cỏ chân vịt Ấn là gì?

Cỏ chân vịt Ấn là một loại thảo dược mọc hoang phổ biến hầu hết các vùng ở miền nam Ấn độ. Chúng có tên khoa học là Sphaeranthus indicus, thuộc họ cúc. Chúng còn được biết đến với tên gọi là Cỏ chân vịt, cỏ chân vịt ấn độ.

Theo y học Unani (y học Ba tư - ả rập), cỏ chân vịt ấn được sử dụng như một chất lọc máu, kích thích tình dục, bổ mắt, bổ cho các cơ quan quan trọng và đặc tính chống viêm. Tại chúng hữu ích trong việc điều trị các bệnh liên quan đến: hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, phù chân voi, vận động, bệnh ngoài da…

Hoa được sử dụng phổ biến hơn so với các bộ phận khác của cây như rễ, lá hoặc phần trên mặt đất. Một số thức uống từ hoa được coi như một loại trà thảo mộc có thể sử dụng hàng ngày đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Thành phần

Cỏ chân vịt ấn giàu saponin, hàm lượng saponin khá cao khoảng trên 5%; trong khi hàm lượng Flavonoid thấp chỉ khoảng 0.1%; alcaloid 0.31%;  Phenol 0.42% và Tanin khoảng 0.6%.

Lợi ích sức khỏe của cỏ chân vịt ấn

Theo kinh nghiệm dân gian

Hệ thần kinh: Toàn cây cỏ chân vịt ấn có tác dụng tăng cường trí nhớ. Có thể sử dụng dạng cao nước hoặc dưới dạng siro rất hữu ích trong trường hợp bệnh nhân cảm giác u sầu hoặc bệnh động kinh.

Mắt: Cỏ chân vịt ấn có thể sử dụng để chữa ngứa mắt trong bệnh viêm kết mạc, đau mắt hoặc có tật khúc xạ. Cách sử dụng là thấm nước ép tươi vào một miếng vải sạch và đắp lên mắt, nước ép từ hoa cũng hữu ích trong việc giảm đau, đục thủy tinh thể và mờ thị lực.

Khoang miệng: Cỏ chân vịt ấn được sử dụng như một loại rau ăn, chúng cũng tác dụng giảm chứng hôi miệng.

Hô hấp: Dịch ép cỏ chân vịt dùng trong chữa ho và lao mạn tính.

Tim mạch: giúp giảm triệu chứng liên quan đến đánh trống ngực.

Tiêu hóa: Cỏ chân vịt ấn ăn hàng ngày như rau có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, thải độc và giảm đau dạ dày, chống nôn, giảm chảy máu trong bệnh trĩ.

Gan: thảo dược này được cho có tác dụng điều chỉnh các chức năng của gan và ruột, điều trị bệnh vàng da có liên quan đến chức năng gan kém.

Tiết niệu: Có tác dụng trên tiểu buốt, loét niệu đạo và bệnh lậu.

Sinh lý: Với nam giới, cỏ chân vịt ấn có tác dụng bồi bổ cho nam giới, cải thiện tình trạng xuất tinh, kích thích tình dục và hỗ trợ rối loạn chức năng sinh lý nam. Với nữ giới, nước sắc và bột có thể sử dụng làm dung dịch vệ sinh hoặc viên đặt âm đạo giúp giảm viêm tử cung và hỗ trợ điều trị bệnh lậu. Một số ghi chép cho rằng sử dụng cỏ chân vịt ấn có thể hỗ trợ sinh con trai.

Theo các tài liệu nghiên cứu

Kháng khuẩn: Chiết xuất cồn của hoa Cỏ chân vịt Ấn có hoạt tính kháng khuẩn cả Gram âm và Gram dương. Một sesquiterpene lacton hai vòng được phân lập từ phần trên mặt đất cho thấy hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với S. aureus, S. albus, E. Coli, Fusarum sp. Chiết xuất cồn và nước toàn cây có hiệu quả cao trong việc ngăn chặn sự phát triển của Alternoria solani, Fusarium oxysporum Penicillium pinophitum theo liều.

Kháng nấm: Lợi ích này đến từ tinh dầu của cỏ chân vịt ấn. Tinh dầu từ lá chống lại Trichoderma viride, Rhizopus nodeosus, Aspergillus neger, Trichophyton rubrum Curvularia prasadie.

Giảm lo âu: Chiết xuất từ hoa cỏ chân vịt ấn có tác dụng giảm lo âu trên chuột thí nghiệm.

Hoạt động chống viêm: Dịch chiết nước từ rễ cỏ chân vịt ấn ức chế đáng kể các loại phản ứng oxy hóa tạo ra các gốc tự do (ROS), ức chế chất trung gian gây viêm, bạch cầu đơn nhân. Lợi ích này cho thấy tác dụng tiềm năng của chiết xuất từ S. indicus trong điều trị các tình trạng viêm nhiễm và bệnh tự miễn dịch.

Giảm đau: Chiết xuất etanolic của lá và hoa của cỏ chân vịt ấn ở các liều lượng khác nhau cho thấy hoạt tính giảm đau phụ thuộc vào liều lượng trên các thử nghiệm mô hình đau.

Một số tác dụng khác có nghiên cứu bao gồm:

  • Ngăn ngừa tiêu chảy
  • Giảm tăng sản tuyến tiền liệt
  • Tẩy giun sán
  • Chống oxy hóa
  • Giảm ho
  • Chống loét
  • Hạ sốt
  • Kháng virus
  • Giãn phế quản
  • Bảo vệ gan
  • Hạ đường huyết
  • Điều hòa miễn dịch
  • Bảo vệ thận
  • Bảo vệ thần kinh và giảm lo âu
  • Tác dụng an thần
  • Chữa lành vết thương

Liều dùng

Liều dùng theo khuyến cáo 15-20g dưới dạng dược liệu khô hoặc dạng bột.

Tin nổi bật