- Trang chủ
- Tin tức
Lợi ích sức khỏe của Biotin
Bài viết này nói về:
- Biotin là gì?
- Trao đổi chất
- Tiểu đường
- Tóc, da và móng
- Phát triển thai nhi
- Sức khỏe tim mạch
- Nguồn biotin
- Liều lượng
- Tác dụng phụ
Biotin là gì?
Biotin là một vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B7. Trước đây, biotin còn được gọi với các tên gọi là coenzyme R và vitamin H. Biotin
Biotin giúp giữ cho làn da, tóc, mắt, gan và hệ thần kinh của bạn khỏe mạnh. Biotin cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng trong khi mang thai, vì nó quan trọng cho sự phát triển của phôi thai.
Hầu hết mọi người bổ sung biotin cần thiết từ chế độ ăn uống lành mạnh, nhưng đã có nhiều tuyên bố rằng việc bổ sung nhiều biotin có thể điều chỉnh lượng đường trong máu của bạn, thúc đẩy tóc, da và móng khỏe mạnh, và giúp các bà mẹ mang thai có con khỏe mạnh hơn.
Vậy bao nhiêu biotin là đủ, bạn có thể lấy nó ở đâu, và nó thực sự có tốt cho bạn?
1. Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Biotin có tác dụng điều chỉnh các biểu hiện gen có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của sự trao đổi chất.
Biotin cùng với các vitamin nhóm B khác, đóng vai trò thiết yếu trong việc chuyển hóa những thực phẩm bạn ăn thành nguồn năng lượng để cơ thể sử dụng. Lợi ích này giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất diễn ra chính xác.
Chỉ khi cơ thể bạn có thể chuyển hóa và sử dụng các chất dinh dưỡng đa lượng từ thực phẩm thành năng lượng, các hoạt động trao đổi chất lành mạnh mới có thể xảy ra. Biotin cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi và sử dụng glucose. Điều này mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc điều trị các trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
2. Tiểu đường
Một số nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu trên động vật này, cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung biotin để giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nghiên cứu cho đến nay vẫn chưa có kết luận.
Theo một nghiên cứu khác được thực hiện trên động vật, biotin có thể giúp ngăn ngừa tổn thương thận ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 phụ thuộc vào insulin.
3. Tóc, da và móng khỏe mạnh
Biotin là chất dinh dưỡng cần thiết để giúp da, tóc và móng luôn khỏe mạnh. Vì thế, khi một người bị thiếu hụt Biotin, họ thường gặp các triệu chứng như tóc, móng trở nên mỏng, dễ gãy, chẻ ngọn; viêm da gây kích ứng và da khô ráp.
Biotin cũng có thể giúp da ngăn ngừa tình trạng mụn trứng cá, nhiễm trùng nấm, phát ban, khô và nứt da nghiêm trọng.
4. Sự phát triển thai nhi
Mặc dù hiếm, phụ nữ mang thai có thể bị thiếu biotin. Để giúp tăng cường sức khỏe của em bé, hãy uống vitamin trước khi sinh có chứa biotin và axit folic khi mang thai. Tuy nhiên, liều cao biotin có thể gây nguy hiểm cho em bé, vì vậy việc bổ sung biotin không được khuyến khích.
5. Giúp duy trì sức khỏe tim mạch
Các vitamin nhóm B như vitamin B7 (biotin) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim chống lại các tác nhân phổ biến gây ra các vấn đề về tim mạch như viêm nhiễm, xơ vữa động mạch (tình trạng mảng bám tích tụ trong động mạch), đau tim và đột quỵ.
Theo các nghiên cứu, sự kết hợp của biotin và crom có thể giúp cải thiện mức cholesterol trong máu. Biotin còn được chứng minh là mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc làm tăng mức cholesterol HDL “tốt”, đồng thời làm giảm mức cholesterol LDL “xấu”. Hiệu quả này đặc biệt thể hiện rõ ràng ở những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim.
Nguồn biotin tự nhiên
Biotin được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, bao gồm:
- Lòng đỏ trứng.
- Thịt nội tạng (gan, thận).
- Các loại hạt, như hạnh nhân, đậu phộng, hồ đào và quả óc chó.
- Hạt bơ.
- Đậu nành và các loại đậu khác.
- Ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc.
- Súp lơ.
- Chuối.
- Nấm.
Lượng biotin được khuyến nghị hàng ngày:
- Trẻ sơ sinh: 5 mcg
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 6–8 mcg
- Trẻ em có độ tuổi từ 4–13 tuổi: 12–20 mcg
- Thanh thiếu niên: 25 mcg
- Người trưởng thành (cả nam và nữ giới) trên 19 tuổi: 30 mcg
- Phụ nữ đang mang thai: 30 mg
- Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: 35 mg
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của biotin có thể xảy ra bao gồm:
- Buồn nôn.
- Các vấn đề tiêu hóa.
Không có triệu chứng độc tính khi sử dụng quá nhiều biotin.
Kết luận
Biotin được biết đến với những lợi ích cho cơ thể như: Cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường, hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp tóc, da và móng tay phát triển khẻo mạnh… Tuy nhiên việc sử dụng biotin cần được sử dụng một cách nghiêm túc theo từng trường hợp cụ thể, chính vì vậy hay tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng đặc biết với những bà mẹ mang thai.
Xem thêm
Tác dụng phụ của Biotin
Nguồn tham khảo
https://www.healthline.com/health/the-benefits-of-biotin