Đang gửi...

Làm thế nào để biết có mỡ nội tạng?

Bài viết này nói về:

Mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng là chất béo bao quanh các cơ quan nội tạng nằm sâu trong khoang bụng bao gồm: gan, thận, ruột, lá lách… Phần mỡ nằm dưới da vùng bụng mà bạn sờ thấy không phải là mỡ nội tạng. Đó là mỡ dưới da.

Mỡ nội tạng đa phần bạn không sờ hoặc cảm nhận được. Không phải bụng to là có mỡ nội tạng nhiều, không phải bụng nhỏ là không chứa mỡ nội tạng. Để đánh giá bạn có mỡ nội tạng nguy cơ cao không phải thực hiện phương pháp kiểm tra đắt tiền CT hoặc chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng được chỉ định kiểm tra mỡ bụng bằng phương pháp này.

Nguy hiểm từ mỡ nội tạng gây nên

Body fat (tổng chất béo trong cơ thể) quá nhiều đều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe chung của cơ thể. Tuy nhiên so với chất béo dưới da thì chất béo nội tạng nguy hiểm hơn nhiều. Nó khó đánh giá, khó giảm hơn so với mỡ dưới da. Đồng thời mỡ nội tạng cũng liên quan đến nhiều tình trạng bệnh mãn tính nguy hiểm của cơ thể. Một số bệnh có liên quan chặt chẽ với lượng mỡ nội tạng bao gồm:

  • Bệnh tim
  • Bệnh Alzheimer
  • Tiểu đường tuyp II
  • Đột quỵ
  • Bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch
  • Mỡ máu cao

Khác với mỡ dưới da, mỡ nội tạng có thể tạo ra nhiều loại protein xúc tác nên các phản ứng viêm tại các mô, cơ quan mà nó cư trú tạo nên nhiều gốc tự do ROS. Từ đó gây nên chuỗi phản ứng viêm mãn tính, lâu dài gây ra nhiều loại bệnh liên quan.

Đo lường mỡ nội tạng

Mỡ nội tạng khó phát hiện hơn mỡ dưới da. Điều này là chắc chắn bởi nó ẩn dấu trong cơ thể, số lượng bao nhiêu rất khó để đo lường. Tuy nhiên không hẳn là chúng sẽ không thể phát hiện. Một số phương pháp phát hiện mỡ nội tạng thường chi phí rất đắt bằng cách chụp hình ảnh với những thiết bị hiện đại. Rất hiếm khi bạn được chỉ định xét nghiệm này chỉ với mục đích đánh giá lượng mỡ nội tạng của cơ thể. Các xét nghiệm Chụp CT hoặc xét nghiệm MRI có thể cho ra hình ảnh chi tiết lượng mỡ nội tạng nhưng phương pháp này thường được chỉ định để kiểm tra các bệnh lý nghiêm trọng khác của cơ thể.

Dưới đây là 2 phương pháp ngoại suy đơn giảm mà bạn có thể tham khảo:

  • Đo kích vòng eo: để đánh giá lượng mỡ nội tạng là cách thức phổ biến, đơn giản nhất. Các nhà khoa học đã phám phá có mối tương quan giữa kích thước vòng eo với mỡ nội tạng và đưa ra khuyến cáo: Thông thường vòng eo khoảng 80cm đối với nữ giới và 90cm đối với nam giới được cho có chứa mỡ nội tạng ở mức có nguy cơ, cần có biện pháp làm giảm lượng mỡ nội tạng này.
  • Chỉ số BMI: chỉ số có liên quan đến chiều cao và cân nặng. nếu chỉ số này lớn hơn 23, có nghĩa bạn có nguy cơ với mỡ nội tạng, hãy cân nhắc thực hiện để giảm lượng mỡ này.

Mặc dù khó loại bỏ mỡ nội tạng so với mỡ dưới da nhưng không phải là không có cách. Chế độ ăn kết hợp với luyện tập thể dục hoặc kết hợp với các liệu pháp tự nhiên khác có thể giúp cơ thể loại bỏ lượng mỡ nội tạng tiềm tàng có nguy cơ cao với sức khỏe.

Loại bỏ mỡ nội tạng?

Hoạt động thường xuyên

Không cần thực hiện các bài tập thể thao cường độ cao đặc biệt để đánh bay mỡ bụng, điều quan trọng nhất là thực hiện thường xuyên các hoạt động, tăng cường hoạt động cơ thể, hạn chế ngồi lâu một chỗ. Có thể đi bộ, đạp xe, chạy chậm hoặc tập múa, aerronic… điều quan trọng là cần thực hiện và duy trì mỗi ngày khoảng 30 phút.

Nếu lựa chọn các bài tập rèm luyện đề kháng như tập gym, chống đẩy, cử tạ… có thể làm giảm mỡ nội tạng và tăng khối lượng cơ bắp.

Thực phẩm 

Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi có thể làm giảm mỡ nội tạng. Một số thực phẩm chứa giàu probiotic như sữa chua, phô mai… cũng tốt cho sức khỏe.

Hạn chế các đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ, đường, đồ nướng…

Thực phẩm bổ sung làm giảm mỡ bụng

Một số cơ chế chính của dòng sản phẩm giảm mỡ nội tạng bao gồm:

  • Giảm mỡ máu
  • Giảm thực phẩm tiêu thụ
  • Ức chế tổng hợp chất béo
  • Ức chế tạo mạch, ngăn chặn hình thành mô mỡ

Tham khảo: webmd

Tin nổi bật