- Trang chủ
- Tin tức
Lactotripeptides là gì? Lợi ích và liều dùng
Bài viết này nói về
Lactotripeptides là gì?
Lactotripeptides là dòng nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc từ Casein peptide, đó là các đoạn mạch ngắn khi thủy phân Casein từ sữa lên men, được chuẩn hóa với 2 thành phần chính có tác dụng tốt trên sức khỏe mạch máu của con người đó là: Isoleucine-Proline-Proline (IPP) và Valine-Proline-Proline (VPP).
Lactotripeptides có nguồn gốc từ sữa nhưng nó không có mặt trong các sản phẩm sữa tươi, sữa bột hay sữa chua lên men… Nó được hình thành thông qua giai đoạn lên men sữa để tách Casein khỏi đạm whey. Sau đó phần Casein sẽ được thủy phân bằng công nghệ enzyme đặc hiệu giúp phân cách các phân tử Casein ở các đoạn có chứa IPP và VPP. Do vậy nguyên liệu Lactotripeptides tiêu chuẩn cao phải chuẩn hóa được 2 thành phần peptide quan trọng này trong thành phần.
Một số các nghiên cứu lâm sàng thực hiện cho rằng bổ sung Lactotripeptides có chuẩn hóa 2 thành phần IPP và VPP giúp giảm huyết áp hiệu quả trên những người bị huyết áp cao nhẹ.
Xem thêm: Lactotripeptides hoạt động như thế nào trên mạch máu
Những lưu ý khi bổ sung Lactotripeptides cho huyết áp
Các peptide từ sữa lên men này được cho là ức chế hoạt động men chuyển (ACE). ACE là một phần của hệ thống renin Angiotensin, hệ thống tham gia điều chỉnh huyết áp của cơ thể. Một số các yếu tố như lối sống không lành mạnh, chế độ ăn, căng thẳng, stress có thể dẫn đến hệ thống này hoạt động quá mức dẫn đến tăng chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II. Angiotensin II có tác dụng làm co mạch máu, tăng sức cản ngoại vi từ đó dẫn đến tăng huyết áp.
Lactotripeptides được chứng minh có tác dụng làm giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi bằng cách ức chế men chuyển ACE, từ đó có thể làm giảm huyết áp trên những người bị tăng huyết áp thể nhẹ.
Lợi ích sức khỏe của Lactotripeptides
Huyết áp
Lactotripeptides có thể có lợi đối với huyết áp. Một số các nghiên cứu lâm sàng thực hiện cho thấy chúng có tác dụng hạ huyết áp trên những người bị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình.
Tác dụng giảm huyết áp nghi nhận ngay sau tuần đầu tiên bổ sung LTP, tuy nhiên mức độ giảm cao nhất ghi nhận ở sau tuần thứ 8 đến 12. Mức giảm huyết áp cũng phụ thuộc vào liều bổ sung.
Chức năng nội mô mạch máu
Lactotripeptides cải thiện chức năng nội mô mạch máu ở những đối tượng bị tăng huyết áp nhẹ. Một số các nghiên cứu lâm sàng ghi nhận việc bổ sung Lactotripeptides qua đường uống giúp cải thiện chỉ số đáp ứng giãn mạch qua trung gian (FMD) và tốc độ máu qua cánh tay ( Forearm blood flow). Điều này cho thấy bổ sung Lactotripeptides chuẩn hóa có thể giúp tăng cường chức năng nội mô của mạch máu. Việc tăng cường chức năng nội mô giúp giảm nguy cơ phát triển các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
2 thành phần chính được chuẩn hóa trong Lactotripeptides là VPP và IPP được cho là tác động lên tế bào nội mô mạch máu kích thích sản xuất NO, giúp giãn mạch.
Phục hồi sau vận động thể thao
Một nghiên cứu lâm sàng được công bố năm 2015 cho thấy lợi ích bổ sung Lactotripeptides trên các vận động viên làm nam giới giúp giảm đau mỏi cơ sau quá trình tập luyện thể lực nhẹ (dựa trên thang điểm VAS) và giảm đau nhức cơ kèm giảm cảm giác mệt mỏi sau khi chạy điền kinh.
Liều dùng
Chưa có đủ dữ liệu đầy đủ về liều bổ sung khuyến cáo Lactotripeptides. Một số các nghiên cứu lâm sàng sử dụng liều 500 mg Lactotropeptides chuẩn hóa dường như làm giảm huyết áp tăng nhẹ và trung bình; trong khi một số các nghiên cứu khác sử dụng hàm lượng tiêu chuẩn đối với 2 thành phần có hoạt tính chính trong Lactotripeptides đó là VPP và IPP với mức liều tối thiểu 3,4mg mỗi ngày.
Hãy tham khảo liều khuyến cáo từ nhà cung cấp sản phẩm ghi trên nhãn hoặc các bác sĩ điều trị.
Xem thêm: Những lưu ý khi bổ sung Casein
Lợi ích sức khỏe của Casein peptide