- Trang chủ
- Tin tức
Lá Bạch Dương: Công dụng, cách dùng và lưu ý
Bài viết này nói về:
Lá bạch dương là lá của một số cây thuộc chi betula (có tên chung Betula spp.) bao gồm: Betula fistula Roth, Betula pubescens Ehrh, Betula pendula, Betula lines… có khoảng hơn 30 loài bạch dương trên thế giới. Đa số lá của chúng được sử dụng như 1 loại thuốc thảo mộc dân gian ở nhiều quốc gia. Chúng có thể bôi trực tiếp lên da hoặc uống dưới dạng trà, thuốc sắc hoặc các dạng bột chiết xuất.
Lá Bạch dương hoạt động như thế nào
Lá bạch dương có tác dụng lợi tiểu, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp viêm đường tiết niệu hoặc sỏi thận. Nó được coi là chất bổ trợ trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn và rối loạn co thắt đường tiết niệu.
Lá bạch dương có chứa salicylate, có đặc tính chống viêm và giảm đau. Chúng được sử dụng như một loại thuốc dân gian để điều trị đau khớp dưới dạng trà uống hàng ngày hoặc dôi đắp lên chỗ đau. Chiết xuất bạch dương sử dụng bôi ngoài da để chữa lành các vết loét, điều trị mụn nhọt.
Theo cơ quan y tế Canada, Lá bạch dương an toàn ở mức liều 0,6-0,9g khô mỗi ngày, chúng có hiệu quả như thuốc lợi niệu tự nhiên.
Lợi ích của Lá bạch dương
1. Chống viêm cho đường tiết niệu
Trong các nghiên cứu lâm sàng mở, có kiểm soát, lá bạch dương cho thấy công dụng của nó như một chất chống viêm và kháng khuẩn ở những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang và các bệnh viêm nhiễm khác.
Uống trà lá bạch dương có thể ngăn ngừa sỏi đường tiết niệu và điều trị các bệnh xương khớp. Lá Bạch dương chứa allantoin, giúp làm dịu, là se các chỗ viêm loét đường bang quang, thận.
2. Tăng cường chức năng thận.
Theo kinh nghiệm dân gian của nhiều quốc gia, lá bạch dương được sử dụng như 1 chất chống viêm đường tiết niệu nhờ tác dụng lợi niệu của nó. Ngoài ra nó có giúp giảm viêm nhẹ, bởi thành phần D-mannose, một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong cây bạch dương có khả năng bám vào thành quàng quang, ngăn ngừa vi khuẩn bám vào đó và gây viêm.
Lá bạch dương làm tăng đào thải lượng nước qua thận, từ đó tăng thải độc cho cơ thể.
Cách pha trà lá bạch dương
Cách sử dụng lá bạch dương đơn giản nhất là dưới dạng trà uống hàng ngày.
Cách pha trà lá bạch dương khá đơn giản. Lá bạch dương được thu hái vào mùa xuân để hãm nước uống. Có thể uống lá tươi hoặc phơi khô để bảo quản dùng trong năm. Sử dụng 3 chiếc lá non vào 1 cốc nước nóng mới đun sôi và đợi. Sau đó bạn có thể thưởng thức 1 cốc trà lá bạch dương tốt cho sức khỏe.
Lá bạch dương non còn có thể sử dụng như 1 loại rau ăn, có thể nấu hoặc xào làm thực phẩm.
Trường hợp thận trọng khi sử dụng lá bạch dương
Đối tượng mang thai và cho con bú chưa có đủ dữ liệu an toàn sử dụng lá bạch dương trên những đối tượng này.
Một số người nhạy cảm có thể bị dị ứng với lá bạch dương. Một số các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm: ngứa, phát ban, nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Những người bị huyết áp cao không nên sử dụng trà lá bạch dương thường xuyên bởi nguy cơ tích natri trong cơ thể, làm tình trạng bệnh có nguy cơ trầm trọng hơn.