Đang gửi...

Đậu Lupin: Công dụng, tác dụng phụ và lưu ý

Bài viết này nói về:

Đậu Lupin

Đậu lupin là loại đậu có hạt màu vàng, thuộc chi Lupinus với nhiều loài khác nhau:

  • Lupinus albus
  • Lupinus mutabilis
  • Lupinus angustifolius

Loại đậu này theo truyền thống làm món ăn nhẹ ngâm chua, chủ yếu ở khu vực Địa Trung Hải, Châu Mỹ Latinh, Bắc Phi và một số khu vực khác. Đậu Lupin có 3 loại chính: lupin xanh, lupin trắng và lupin vàng. Lupin trắng là loại có hàm lượng alkaloid cao, có vị cực kỳ đắng. Các loại đậu lupin khác có hàm lượng alkaloid thấp, vị đắng ít hơn nên đôi khi nó được gọi là đậu lupin ngọt.

Đậu Lupin ngọt được trồng phổ biến hiện nay. Một số vùng trồng lớn bao gồm: Úc, Đức, Ba Lan và một số khu vực Châu Mỹ. Loại đậu này giàu axit amin, protein. Chúng được sử dụng làm đồ chay: xúc xích, đậu phụ hoặc chế biến dạng bột làm thực phẩm…

Thành phần

Đậu Lupin tươi chứa khoảng 40% carbohydrate, 36% protein và 10% dầu lipid.

Ngoài ra nó còn chứa Vitamin nhóm B, chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan, khoáng chất canxi, folate, mangan…

Cơ chế hoạt động

Chất và và lượng protein giàu có trong đậu lupin có tác dụng giảm hấp thu cholesterol, giảm hấp thu tinh bột, giảm đường máu sau ăn.

Công dụng

Dùng làm thực phẩm

Đậu Lupin thường được làm thực phẩm với món ngâm nước mối trong lọ (kiểu món ăn như dưa chua ở Việt Nam, kim chi Hàn Quốc). Chúng có thể bỏ vỏ hoặc ăn cả vỏ.

Bột đậu lupin được sử dụng tương tự như bột mì trong chế biến bánh mì, mì ống, các món ăn sáng, nó khá phổ biến trong chế biến thực phẩm ở Châu Âu và Úc.

Bột Lupin cũng dùng để chế biến các món ăn thuần chay bởi chúng rất giàu protein.

Dùng trong y tế

Dậu lupin cũng được sử dụng để mang lại những lợi ích sức khỏe đối với sức khỏe con người. Chiết xuất hoặc bột đậu lupin được sử dụng trong các sản phẩm bổ sung tiêu thụ hàng ngày giúp:

  • Bệnh tiểu đường: Vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khẳng định đậu lupin có thực sự mang lại tác dụng giảm đường máu hay không. Tuy nhiên thành phần giàu chất xơ và protein được cho là thích hợp có mặt trong chế độ ăn uống hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường.
  • Mỡ máu cao: Chất xơ hòa tan trong đậu lupin làm giảm hấp thu cholesterol
  • Tăng cường sức khỏe cơ bắp: Protein trong dậu lupin như đối với đậu Fava, nó có thể làm tăng cường tổng hợp cơ. Nó được sử dụng thay thế đạm whey cho các đối tượng ăn chay.
  • Giảm cân
  • Rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng vi khuẩn
  • Tiền tiểu đường
  • Nhiễm trùng tiết niệu, bàng quang
  • Và các tình trạng khác

Tác dụng phụ

Đậu lupin hiện nay trồng và bán trên thị trường đều là loại lupin ngọt, hàm lượng chất đắng (Alkaloid thấp) do vậy việc bổ sung nguyên liệu này được cho là an toàn với liều thực phẩm. Thông thường lượng tiêu thụ dưới dạng thực phẩm hàm lượng alkaloid quinolizidine rất thấp, dưới 0.02%. Một số chất trong nhóm Alkaloid quinolizidine là lupinine, lupanine, sparteine… Có thể gặp phải khi tiêu thụ đậu lupin là đầy hơi, chướng bụng và đau dạ dày.

Lượng Alkaloid độc trong đậu pupin hàm lượng cao có thể gây tổn thương hệ hô hấp, tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: sử dụng đậu lupin an toàn dưới dạng thực phẩm. Nó được coi là sản phẩm tốt cho bà bầu bởi hàm lượng folate rất cao. Tuy nhiên hàm lượng alkaloid quinolizidine trong đậu phải thấp dưới ngưỡng an toàn.

Lupin đắng là loại hạt đậu không được khuyến cáo sử dụng trong thực phẩm

Dị ứng: cũng như các loại hạt đậu khác, đậu Lupin có nguy cơ gây dị ứng.

Tham khảo: Webmd

Tin nổi bật