Đang gửi...

Chiết xuất chè dây, tác dụng chữa bệnh và những bài thuốc ứng dụng

Chè dây là cây thuốc mọc hoang, ưa ẩm, ưa sáng, thường leo hoặc mọc trùm lên các cây khác ở các vùng đồi, ven rừng.. thuộc các tỉnh phía bắc. Với nhiều tác dụng được biết đến như: chữa mụn nhọt, giảm đau, chữa loét dạ dày… của chè dây nên được nhân dân địa phương sử dụng như chè uống hàng ngày.

chè dây

Có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh chuyên sâu của chiết xuất chè dây như: Nghiên cứu tác dụng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa viêm gan vàng da, giảm các cơn đa của Trường đại Học Dược Hà nội, Viện Dược liệu đã cung cấp nhiều bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng và hiệu quả của Chè dây.

Thành phần chiết xuất chè dây

Chè dây có chứa Flavonoid toàn phần chứa 18.15%, các thành phần khác tannin, đường, saponin.

Hỗn hợp Flavonoid trong chè dây có 2 hoạt chất quan trong là myricetin chiếm 5.32% và Dihydromyricetin 53.83%.

Công dụng  của Chiết xuất Chè dây

Theo y học dân gian, Chè dây có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, khu phong, lợi thấp, giảm đau chống viêm. Chủ trị viêm loét dạ dày tá tràng, đau nhức xương khớp, viêm gan thể hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt.

Những nghiên cứu về tác dụng dược lý của Chiết xuất Chè dây:

Ức chế vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) của chiết xuất chè dây

Từ khi phát hiện sự có mặt của vi khuẩn HP vào năm 1983 trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đã có nhiều nghiên cứu bệnh học chứng minh vi khuẩn HP chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng bệnh kéo dài, dai dẳng và khó chữa khỏi dứt điểm.

Đáng giá tác dụng diệt khuẩn HP của Chiết xuất chè dây được thực hiện bởi GS.TS Phạm Thanh Kỳ - Đại học Dược Hà Nội trên chủng HP nuôi cấy của viện trung ương quân đội 108 cho kết quả khả quan, có hiệu quả tốt.

Tác dụng chống loét dạ dày của chiết  xuất chè dây

Nghiên cứu thực hiện trên chuột gây viêm loét bằng mô hình Shay.

Sử dụng liều 1g/kg/ngày trong 4 ngày liên tiếp, sau đó thắt môn vị.

Kết quả chiết xuất chè dây giúp giảm loét 62.5% so với lô đối chứng, giảm acid tự do 26.4% và acid toàn phần 21.5%. Có hiệu quả trong điều trị loét dạ dày.

chiết xuất chè dây chống viêm loét dạ dày

Tác dụng giảm đau của chiết xuất chè dây

Nghiên cứu được thực hiện trên chuột nhắt trắng, gây viêm bằng 20g dung dịch acid acetic 0.1%.

Sử dụng chiết xuất chè dây chứa flavonoid toàn phần tiêm dưới da.

Kết quả chiết xuất chè dây giảm 50-80% số cơn đau quặn của nhóm điều trị so với nhóm chứng.

Tác dụng kháng khuẩn của Chiết xuất chè dây

Đánh giá tác dụng kháng khuẩn trên đĩa thạch, sử dụng chiết xuất chè dây với hàm lượng flavonoid toàn phần 0.5% và 1%.

Chúng vi khuẩn nghiên cứu: Bacillus subtilis, B. pumilus, B. cereus, Staphylococcus aureus, Escherichi coli, Shigella.

Kết quả: Chiết xuất chè dây có tác dụng kháng khuẩn khá trên các chủng Bacillus subtilis (tương đương 0.2IU/ml ampicillin); B. pumilus (mạnh hơn 0.2 IU/ml erythromycin); B. cereus (yếu hơn 2UI/ml tetramycin); có tác dụng yếu trên chủng Staphylococcus aureus; Escherichi coli; không có tác dụng với Shigella.

Tác dụng chống oxy hóa của chiết xuất chè dây

Nghiên cứu đánh giá trên mẫu chiết cao khô toàn phần chè dây và 2 flavonoid (myricetin và dihydromyricetin) cho thấy đều có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả.

Các bài thuốc và hướng dẫn sử dụng vị thuốc chè dây

  1. Thân là lá phơi khô, dùng để hãm với nước nóng, dùng hàng ngày thay nước chè. Có thể chữa viêm kết mạc cấp tính, viêm gan thể hoàng đản, cảm mạo phong nhiệt, viêm họng, mụn nhọt nếu dùng liều từ 15 -60g mỗi ngày.
  2. Phần trên mặt đất của cây chè dây, chiết cao nước, sấy khô cao, say bột dùng dần để chữa loét dạ dày tá tràng.
  3. Cây chè dây dạng tươi, giã nát, đun sôi để xông chữa viêm kết mạc cấp.
  4. Lá chè dây giã mát, hơ nóng, gói vào tấm vải sạch, sau đó đắp lên các chỗ đau nhức ở chân tay, sẽ giúp giảm cơn đau hiệu quả.
  5. Thuốc sắc chè dây làm thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng của các đồng bào dân tộc Tày ở Việt nam, liều 30 – 50g mỗi ngày trong khoảng từ 15 -30 ngày liên tục.
  6. Chè dây, rễ xoan rừng, lá vối, lá tía tô, lá đại bi, cỏ xước, lá hồng bì phơi khô, sắc nước uống trong ngày. Đây là bài thuốc phòng sốt rét cho những người đi rừng dài ngày.

Xem thêm

Vine tea extract (chiết xuất chè dây)

Tin nổi bật