Quỳ thiên trúc (Pelargonium) là một số cây thuốc thảo dược thuộc chi Pelargonium, bao gồm các cây có tên khoa học là Pelargonium tombolens, Pelargonium reniforme Curt., Pelargonium sidoides DC. Chi Pelargonium có khoảng 280 loài được biết đến hiện nay, trong đó 80% là cây bản địa ở Nam Phi.
Ở châu phi, Quỳ thiên trúc là thảo dược truyền thống của các bộ lạc Zulu, Basuto, Xhosa và Mfengi, để điều trị bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, các bệnh về gan, vết thương, cảm lạnh, mệt mỏi, sốt, suy nhược toàn thân và nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm cả bệnh lao. Tuy nhiên ở phương tây, Quỳ thiên trúc (Pelargonium sidoides) được sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 để điều trị cho bệnh viêm phế quản và viêm họng, viêm dạ dày.
Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện bao gồm: nghiên cứu trong ống nghiệm, động vật và lâm sàng ghi nhận hoạt tính kháng khuẩn của Quỳ thiên trúc. Một số nghiên cứu chứng minh cây có hiệu quả điều trị viêm phế quản cấp tính, cảm lạnh thông thường và viêm họng hoặc đau họng.
Kháng khuẩn
Chiết xuất Quỳ thiên trúc có hoạt tính kháng khuẩn trực tiếp không cao trong các thử nghiệm ức chế vi khuẩn trên đĩa thạch. Tuy nhiên tác dụng kháng khuẩn của chiết xuất này đến từ tác dụng kích thích miễn dịch, coumarin và phenolics trong dịch chiết làm tăng hoạt tính đại thực bào.
Viêm phế quản
Một phân tích tổng hợp của các thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên, có đối chứng với giả dược cho thấy hiệu quả của chiết xuất cồn Quỳ thiên trúc trong việc làm giảm các triệu chứng viêm phế quản ở người lớn và trẻ em, và có thể cả viêm xoang ở người lớn. Cơ chế hoạt động có liên quan đến việc giảm sự bám dính của vi khuẩn vào biểu mô nguyên vẹn, bảo vệ khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và nhiễm trùng ở đường hô hấp trên.
Nghiên cứu lâm sàng với chiết xuất cồn của Quỳ thiên trúc trong viêm phế quản cấp đã được tiến hành ở trẻ em và người lớn, có đối chứng với giả dược. Kết quả ghi nhận hiệu quả của Quỳ thiên trúc so với giả dược trong việc giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh (bao gồm: ho, khạc ra, đau ngực, khó thở, thở khò khè), cải thiện chất lượng cuộc sống và rút ngắn thời gian nghỉ ốm gần 2 ngày. Liệu pháp được dung nạp tốt, không có phản ứng phụ nghiêm trọng trong các thử nghiệm được kiểm tra.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng với giả dược thực hiện trên 200 người lớn có tiền sử viêm phế quản mãn tính ổn định đã trải qua ít nhất 3 đợt cấp trong 12 tháng trước đó đã đánh giá hiệu quả của Dịch chiết cồn Quỳ thiên trúc, trong việc kiểm soát các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Sử dụng qua đường mũi (liệu pháp hít thở tiêu chuẩn) cho kết quả:
- Thời gian xuất hiện đợt cấp chậm hơn trung bình 14 ngày với nhóm sử dụng chiết xuất Quỳ thiên trúc
- Số đợt cấp và mức độ đánh giá nhẹ hơn đáng kể
- Số bệnh nhân điều trị bằng Quỳ thiên trúc phải sử dụng kháng sinh ít hơn trong đợt cấp so với nhóm giả dược là (37,8% so với 73,3%, tương ứng, P <0,0001).
- Số ngày phải nghỉ ngơi trong 24 tuần theo dõi ít hơn so với nhóm giả dược (3 so với 7 ngày)
Tuy nhiên, ghi nhận một số tác dụng ngoài í muốn nhiều hơn với nhóm sử dụng Quỳ thiên trúc, dầu hết các triệu trứng nhẹ và không có gì nghiêm trọng.
Viêm họng hạt
Cơ chế tác dụng có thể liên quan đến sự ức chế vi khuẩn của Quỳ thiên trúc và ngăn chặn sự bám dính của virus lên về mặt niêm mạc hoặc bề mặt amidan.
Sử dụng dịch chiết cồn Quỳ thiên trúc với liều khoảng 20 gọt 3 lần mỗi ngày (3ml mỗi ngày) sử dụng trong 6 ngày làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và rút ngắn thời gian điều trị so với nhóm giả dược 2 ngày được ghi nhận trong một nghiên cứu ngẫu nghiên.
Viêm dạ dày
Tác dụng ức chế gắn chế vi khuẩn vào tế bào của dịch chiết Quỳ thiên trúc cũng được ghi nhận với vi khuẩn Helicobacter pylori với các tế bào lớp biểu mô dạ dày.