Cẩm quỳ (mallow) là một số loài thực vật có hoa trong chi Malva được sử dụng làm thuốc theo khuyến cáo của cơ quan dược phẩm Châu Âu. Trong đó phổ biến nhất là 2 loài có tên khoa học là Malva sylvestris, Malva neglecta. Cẩm quỳ có nguồn gốc từ Tây Âu, nhưng đã lan rộng đến nhiều vùng Địa Trung Hải và Bắc Phi, Châu Á. Chất nhầy được tìm thấy trong Cẩm quỳ rất có giá trị cho các công dụng chữa bệnh khác nhau, và loài hoa này đã được sử dụng làm thuốc từ thời cổ đại ở nhiều nền y học dân gian.
Hoa và lá của loại Cẩm quỳ hiện nay được sử dụng cho mục đích y học, bao gồm chiết xuất cẩm quỳ (Mallow extract) và tinh dầu Cẩm quỳ. Chúng có một số tác dụng mạnh mẽ đối với cơ thể. Lá cũng có thể được ngâm làm trà uống hoặc sử dụng như dạng thuốc sắc hoặc được sử dụng để bôi đắp ngoài da, hạt còn được sử dụng như 1 loại thực phẩm ăn được.
Theo kinh nghiệm dân gian:
Đây là những công dụng chưa có chứng minh lâm sàng, được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian của một số quốc gia. Bộ phận sử dụng chủ yếu là Hoa, lá và hạt của cây Cẩm quỳ.
Dùng đường uống để điều trị một số triệu chứng ngứa rát họng, ho khan kéo dài và cải thiện sự khó chịu của đường tiêu hóa, cụ thể là chứng táo bón liên quan đến giảm co bóp đại tràng.
Dùng bôi ngoài để điều trị các vết thương, vết đốt do côn trùng cắn
Xem thêm: 7 lợi ích của Mallow extract
Theo nghiên cứu lâm sàng
Chỉ có 1 nghiên cứu lâm sàng được ghi nhận trong tài liệu (Elsagh et al. 2015) tóm tắt như sau: Nghiên cứu có đối chứng với giả dược trên 110 bệnh nhân lớn tuổi bị táo bón chức năng (được chia làm 2 nhóm) bằng dịch chiết nước hoa Cẩm quỳ (Mallow extract).
Dịch chiết tỷ lệ 6:1, sử dụng trong 4 tuần, 1g chiết xuất Mallow extract mỗi ngày chia làm 2 lần (uống sau bữa ăn sáng và trưa từ 2-3 giờ). Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: phân cứng, mót rặn trong quá trình đại tiện, giảm tần xuất thụt được cải thiện rõ ràng ở nhóm sử dụng chiết xuất Cẩm Quỳ.