- Trang chủ
- Tin tức
Lưu ý khi bổ sung Lactotripeptides cho huyết áp cao
Bài viêt này nói về
- Thời gian uống
- Liều lượng
- Chỉ số huyết áp
- Có nên bổ sung cùng thuốc huyết áp
- Chủng tộc
- Sinh khả dụng
- An toàn
Lactotripeptides là các peptide thủy phân có nguồn gốc từ sữa có hoạt tính sinh học, có khả năng hạ huyết áp. Các peptit này thường được sử dụng như một thành phần thực phẩm hoặc dưới dạng chất dinh dưỡng bổ sung, có thể góp phần phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp.
Lactotripeptides được giới thiệu lần đầu tại thị trường Nhật Bản năm 1997 với lợi ích giúp làm giảm huyết áp, cho đến nay các sản phẩm có chứa Lactotripeptides đang được bán rất nhiều thị trường lớn trên thế giới như Mỹ, nhiều nước Châu Âu như Anh, Phần Lan, Thụy Sĩ, Ý…
Bài tổng hợp dưới đây dựa trên các dữ liệu nghiên cứu đã công bố nhằm làm rõ các vấn đề như thời gian uống cần thiết để đạt được hiệu ứng giảm huyết áp; hiệu quả giảm tối đa là bao nhiêu, liều lượng bổ sung Lactotripeptides như thế nào; mối quan hệ giữa chỉ số huyết áp ban đầu với hiệu quả điều trị; ảnh hưởng khi bổ sung dùng các thuốc điều trị huyết áp và vấn đề chủng tộc. Bên cạnh đó vấn đề sinh khả dụng, an toàn, cơ chế hoạt động cũng sẽ được tổng hợp lại.
1. Thời gian uống
Lợi ích giảm huyết áp thông qua bổ sung các sản phẩm có chứa thành phần Latotripeptides chuẩn hóa có thể gặp ngay ngày bổ sung đầu tiên. Tuy nhiên sự giảm huyết áp ghi nhận bắt đầu có ý nghĩa đạt được sau từ 1-2 tuần điều trị với liều lượng thấp khoảng 3-8mg mỗi ngày. Chỉ số huyết áp tiếp tục ghi nhận giảm trong thời gian tiếp theo trong các nghiên cứu lâm sàng cho đến tuần thứ 8 – 12 khi bổ sung. Tác dụng giảm huyết áp trung bình khoảng 13 mmHg với huyết áp tâm thu và 8 mmHg với huyết áp tâm trương ở tuần thứ 8 trong nghiên cứu. Sau khi kết thúc bổ sung (tức kết thúc điều trị) với Lactotripeptides thì huyết áp sẽ dần tăng trở lại ban đầu sau khoảng 2 tuần sau đó.
2. Liều lượng bổ sung
Liều bổ sung thấp nhất ghi nhận của lactotripeptides được chứng minh có hiệu quả khi bổ sung ở người là khoảng 3 mg/ngày sẽ làm giảm huyết áp trên những người bị huyết áp cao thể nhẹ đến trung bình. Đây là lượng có trong sữa chua uống lên men thông thường trong một nghiên cứu lâm sàng kéo dài 10 tuần, mức giảm 4,4 mmHg với huyết áp tâm thu và 2,8 mmHg với huyết áp tâm trương.
Liều lượng bổ sung cao nhất ghi nhận an toàn trong các nghiên cứu công bố hiện nay là mức 52,5 mg / ngày, sau 10 tuần điều trị huyết áp tâm thu giảm khoảng 4,1 mmHg và huyết áp tâm trương giảm 1,8 mmHg. Tuy nhiên với mức liều thấp hơn 13mg/ngày lại cho hiệu quả giảm huyết áp tích cực nhất được ghi nhận: sau 4 tuần huyết áp tâm thu giảm 11,2 mmHg và huyết áp tâm trương giảm 6,5 mmHg so với nhóm giả dược.
Kết luận, liều bổ sung an toàn được cho có tác dụng giảm huyết áp trong các nghiên cứu với mức độ từ khoảng 3mg đến 52,5mg mỗi ngày. Tuy nhiên mối liên quan giữa liều bổ sung và hiệu quả giảm huyết áp được tìm thấy trong một nghiên cứu cụ thể, nhưng so sánh giữa các nghiên cứu khác nhau thì không thể thiết lập mối liên quan giữa hai yếu tố này.
3. Lactotripeptides có hiệu quả người bị huyết áp cao
Trong các thử nghiệm lâm sàng, bổ sung Lactotripeptides dường như chỉ có tác dụng giảm huyết áp trên những người có mức cao huyết áp trên mức thông thường (huyết áp tâm thu trên mức 130 mmHg), chúng không có tác dụng giảm huyết áp trên những người có mức huyết áp bình thường. Bổ sung 9,21mg Lactotripeptides dưới dạng nước uống trong 4 tuần trên 3 nhóm đối tượng: Huyết áp bình thường, huyết áp cao bình thường (trên 130mgHg) và huyết áp cao nhẹ. Kết quả nhóm huyết áp cao nhẹ mức giảm ghi nhận 7.7 mgHg với huyết áp tâm thu và 6,4 mgHg với huyết áp tâm trương; nhóm huyết áp cao bình thường ghi nhận mức giảm tương ứng là 3,6 và 1,8 mmHg; trong khi nhóm huyết áp bình thường không ghi nhận sự thay đổi nào.
Do vậy, Bổ sung Lactotripeptides chỉ có hiệu quả trên những đối tượng tăng huyết áp; mức giảm huyết áp cũng lớn hơn trên nhóm có giá trị huyết áp ban đầu cao hơn.
4. Có nên bổ sung Lactotripeptides với thuốc huyết áp?
Sử dụng chung lactotripeptides với các thuốc điều trị huyết áp được ghi nhận trong 2 bài báo cáo khoa học. Báo cáo từ Hata và cộng sự cho rằng lactotripeptides có thể có tác dụng hạ huyết ngoài tác dụng của thuốc hạ huyết áp. Mặc dù số liệu thống kê là rất nhỏ và phụ thuộc vào nhóm thuốc hạ huyết áp điều trị. Nghiên cứu ghi nhận sự giảm huyết áp tâm thu và cả huyết áp tâm trương lớn hơn trên nhóm bổ sung Lactotripeptides và thuốc điều trị so với nhóm giả dược và thuốc điều trị (chủ yếu là thuốc ức chế hấp thu canxi, chẹn Beta và ức chế men chuyển). Một báo cáo khác từ Seppo và cộng sự cũng ghi nhận điều này.
5. Tác dụng của Lactotripeptides có phụ thuộc vào chủng tộc?
Hầu hết các nghiên cứu đánh giá hiệu quả Latotripeptides với huyết áp được thực hiện đối với người Nhật Bản và một số nhỏ các nghiên cứu đã được thực hiện ở Phần Lan. Kết quả ghi nhận tác động của Latotripeptides trên người Nhật Bản lớn hơn nhóm đối tượng Phần Lan. Sự khác nhau về tác động của Lactotripeptides lên huyết áp được cho là không liên quan đến yếu tố chủng tộc, sự khác biệt này được cho là bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống của người da trắng, họ có xu hướng tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa nhiều hơn hẳn những người Châu Á.
Sinh khả dụng Latotripeptides
Để có hiệu quả cao sau khi bổ sung qua đường uống, điều quan trọng là các Lactotripeptides có khả năng hấp thu ở đường tiêu hóa vào máu. Các peptit chứa proline và hydroxyproline tương đối bền với các enzym tiêu hóa, chúng dường như có thể hấp thụ nguyên vẹn từ niêm mạc ruột vào tuần hoàn thông qua các kênh vận chuyển ruột khác nhau.
Dữ liệu từ một nghiên cứu đánh giá so sánh sinh khả dụng của IPP và VPP cho thấy IPP có thể có sinh khả dụng tốt hơn VPP. Tuy nhiên trong các dòng nguyên liệu Latotripeptides thì VPP thường chiếm tỷ lệ cao hơn IPP.
Lactotripeptides có an toàn không?
Lactotripeptides được coi là an toàn vì chúng có nguồn gốc từ sữa lên men thủy phân bằng enzyme, bản chất là các peptides từ sữa. Theo danh sách của FDA khẳng định các chất được công nhận là An toàn có bao gồm peptide từ casein.
Nhiều nghiên cứu độc tính đã được thực hiện với các sản phẩm có chứa lactotripeptide, casein thủy phân, sữa lên men và lactotripeptide cho thấy rằng các sản phẩm chứa lactotripeptides không gây đột biến hoặc gây độc gen. Thêm nữa nhiều các nghiên cứu lâm sàng được thực hiện khi bổ sung Latotripeptides không ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào đáng lo ngại ngay cả với liều rất cao lên đến 52,5mg/ngày, không ghi nhận sự thay đổi đáng kể nào với chỉ số huyết thanh.
Tham khảo: cambridge.org
Xem thêm: Lactotripeptides là gì? Công dụng và liều dùng
Nguyên liệu Lactotripeptides chuẩn hóa