Đang gửi...

Lợi ích sức khỏe của Long đởm vàng (Gentiana lutea)

Bài viết này nói về:

Long đởm vàng (Gentiana lutea)

Long đởm vàng có tên khoa học là Gentiana lutea, chúng còn có tên khoa học là Great yellow gentian. Là một loài thực vật thuộc chi long đởm Gentiana, đặc trưng bởi hoa màu vàng, có thể cao 2 m khi gặp điều kiện thuận lợi.

Long đởm vàng có nguồn gốc từ Pháp, Tây ba nha. Hiện nay chúng được trồng thành trang trạng, nhiều nhất tại Đức và pháp. Việc khai thác Long đởm vàng ngoài tự nhiên bị cấm ở một số vùng.

Thành phần

Thành phần chính trong Long đởm vàng là các chất đắng seco-iridoid, chủ yếu là gentiopicroside, swertiamarin và sweroside.

Do có vị đắng cao nên amarogentin acylglycoside là một thành phần thiết yếu đặc trưng nhất của cây này.

Công dụng

Long đởm vàng (Gentiana lutea) được phát triển trên đồng cỏ, núi cao hoặc một số khu vực miền núi. Nhiều bộ phận của nó (lá, hoa, thân rễ, rễ) được sử dụng làm thuốc dân gian.

Rễ đắng của nó được dùng để pha chế đồ uống, trong đó có một số loại rượu nổi tiếng của Pháp.

Trong y học, Long đởm vàng được dùng như một chất đắng có tác dụng kích thích sự thèm ăn, đồng thời cũng là một loại thuốc bổ, có tác dụng thông mật.

Rễ đã được sử dụng để giảm thiểu rối loạn tiêu hóa trong hàng ngàn năm. Nó cũng được sử dụng để hỗ trợ chức năng gan và túi mật, đồng thời điều trị chứng khó tiêu, chán ăn, sốt, đau họng và đau thấp khớp.

Chiết xuất của nó có chứa thành phần đắng triterpenoids, amarogentin và đặc biệt là gentiopicroside và nhiều hợp chất hoạt tính sinh học khác, chẳng hạn như xantone, flavonoid và iridoid. Các thành phần này được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bảo vệ phóng xạ, điều hòa miễn dịch và kháng khuẩn. Một số báo cáo cho rằng chiết xuất từ ​​rễ có khả năng ngăn ngừa và điều trị bệnh béo phì, ngăn ngừa tình trạng kháng insulin và đái tháo đường týp 2, đồng thời giảm thiểu các biến chứng tim mạch, bao gồm xơ vữa động mạch

Lưu ý: Không nên phối hợp với thuốc an thần (bởi có tác dụng hiệp đồng) hoặc thuốc lợi tiểu do có thể ảnh hướng tới chuyển hóa, thiếu nước và rối loạn điện giải.

Tin nổi bật