Đang gửi...

Rau má Ấn Độ (Gotu kola): công dụng, tác dụng phụ và liều dùng

Bài viết này nói về:

Giới thiệu về Rau má Ấn độ

Gotu kola là một loại thảo mộc lâu năm có nguồn gốc từ châu Á, có tên khoa học là Centella asiatica, chúng còn được biết với nhieeuyf tên: rau má ấn độ, rau má. Mọi người đã sử dụng rau má trong y học cổ truyền trong nhiều năm bởi các đặc tính sức khỏe tiềm năng của nó.

Một số người tin rằng rau má có thể giúp chữa lành vết thương, cải thiện nhận thức và hạ huyết áp. Tuy nhiên các bằng chứng lâm sàng với loại thảo mộc này rất ít khi so sánh với ứng dụng và lịch sử sử dụng lâu dài của nó. Phần đa những lợi ích sức khỏe của rau má chỉ dựa vào kinh nghiệm dân gian được truyền lại từ nhiều đời nay.

Bài viết dưới đây đề cập về những công dụng của rau má và những lợi ích sức khỏe của nó. Liệu lợi ích đó có được hỗ trợ bởi các nghiên cứu khoa học hay không, cũng như liệu sử dụng Rau má này có thể gây nên những tác dụng phụ nào.

Thành phần

Theo một đánh giá cũ hơn của các nghiên cứu, Rau má Ấn độ có chứa các hợp chất như saponin triterpenoid. Các nhà nghiên cứu tin rằng thành phần này tạo nên những lợi ích sức khỏe chính của Rau má bao gồm:

  • Chữa lành vết thương
  • Giảm tiêu chảy
  • Tăng mức năng lượng
  • Giảm lo lắng
  • Tăng cường khả năng tình dục
  • Điều trị bệnh hoa liễu
  • Điều trị bệnh ngoài da
  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt
  • Làm chậm tiến triển của bệnh Hansen (bệnh phong)
  • Kéo dài tuổi thọ

Tuy nhiên, các bằng chứng lâm sàng cho những lợi ích này còn rất hạn chế.

Một số các lợi ích của Rau má dưới đánh giá của các nhà nghiên cứu:

Giãn tĩnh mạch

Một số nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering cho rằng, chiết xuất Rau má có thể giúp điều trị chứng giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch.

Ví dụ, một nghiên cứu cũ, từ năm 2001, đã phát hiện ra rằng với 60mg phân đoạn chiết xuất rau má có chứa triterpenic 2 lần mỗi ngày trong 8 tuần giúp cải thiện sức khỏe của tĩnh mạch trên những người bị tăng huyết áp tĩnh mạch nghiêm trọng và có sưng mắt cá chân. Một nghiên cứu khác thực hiện sau này cũng ghi nhận kết quả tương tự.

Tác dụng cải thiện sức khỏe tĩnh mạch của Rau má cũng được ghi nhận trên các bệnh nhân mắc tiểu đường tuyp II. Những người mắc bệnh tiểu đường có liên quan đến suy giảm chức năng mạch máu nhỏ gây loét. Chiết xuất rau má có thể giúp cải thiện các biến chứng này của bệnh nhân tiểu đường bằng cách tăng cường sức khỏe của mạch máu, đặc biệt là các tĩnh mạch máu nhỏ.

Lành vết thương và vết bỏng

Các nghiên cứu năm 2010 khẳng định lợi ích nhất định từ Rau máu trong điều trị vết thương trên da, vết bỏng. Chúng giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn và cân bằng hơn. Quá trình này hỗ trợ giúp ngăn ngừa hình thành sẹo sau khi lành vết thương.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này đều thực hiện trên động vật hoặc ống nghiệm. Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng nó cũng sẽ hoạt động tương tự như như quá trình làm lành vết thương ở người.

Cải thiện chức năng nhận thức

Rau má Ấn độ có thể giúp hỗ trợ hoạt động của não và hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ và bảo vệ chống lão hóa.

Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng chưa thực sự hỗ trợ những tuyên bố này. Khi sử dụng chiết xuất rau má chuẩn hóa có thể cải thiện sự tỉnh táo và giảm sự tức nhận chứ không phát hiện thêm những lợi ích khác khi bổ sung trên người.

Giảm lo âu

Không có nhiều bằng chứng khẳng định tiêu thụ Chiết xuất chuẩn hóa từ Rau má có thể cải thiện chứng lo âu ở người. Duy nhất một nghiên cứu cũ báo cáo việc sử dụng chiết xuất rau má chuẩn hóa trên 40 người tình nguyện giúp cải thiện phản ứng giật mình (họ cho rằng sự giật mình của bệnh nhân có liên quan đến lo lắng, lo âu).

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện nếu tiêu thụ Rau má hoặc các chiết xuất rau má bao gồm: buồn ngủ, khó chịu đường tiêu hóa, các vấn đề về da, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu.

Liều dùng và những lưu ý

Nếu dùng dưới dạng tươi có thể sử dụng với liều khoảng 40g mỗi ngày.

Các sản phẩm từ dòng nguyên liệu chiết xuất có thể tham khảo liều khuyến cáo từ nhà cung cấp sản phẩm. Tùy vào dạng dùng mà bạn muốn đưa vào: viên uống hay bôi ngoài mà có những dòng nguyên liệu khác nhau. Có thể tham khảo từ những người có chuyên môn hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe để có những thông tin hữu ích.

Tham khảo: Medicalnewstoday

Tin nổi bật